Posts

Showing posts from August, 2005

Tình người trong cơn bão

Ngày cuối cùng của tháng Tám, Houston vẫn là một ngày nóng, oi nồng. Nhiệt độ vẫn còn ở con số 99, không mưa. Người dân thành phố xôn xao. Nắng và nóng chừng như hun đúc, làm ấm nồng thêm những tấm lòng, mở ra, đập chung nhịp đập trái tim, với những nạn nhân từ Louisiana, Mississippi về lánh nạn khi cơn bão dữ Katrina kéo đến. Một nhóm thiện nguyện được hình thành nhanh chóng, có mặt từ sáng tới đêm tại siêu thị Hong Kong-siêu thị VN lớn nhất Houston. Qua sự kêu gọi của đài phát thanh VN ở địa phương, người của các nhà thờ, các chùa và rất nhiều người VN trong thành phố, có mặt ghi danh, nhận đón tiếp, đem về nhà thờ, chùa, nhà riêng để chăm sóc tận tình những người đồng hương nạn nhân của thiên tai. Gần 500 người đã được mời về nơi cư ngụ tạm. Một điều làm ấm áp lòng: số người tình nguyện giúp cho nơi tạm trú, nhiều hơn số người tìm kiếm chỗ nương náu tạm thời. Một quỹ trợ giúp nạn nhân bão Katrina cũng đưọc hình thành. Đài phát thanh VN tường trình diễn tiến và mở mục nhắn tin tìm th

Nụ cười sớm mai

Buổi sáng mặt trời lên muộn. Cơn mưa nhỏ cuối tuần không đủ làm đẫm ướt những bụi cây. Hai mẹ con ra sân chờ chuyến xe bus số 3. Chuyến xe đã dừng lại đón con trai lớn lúc 6:30 sáng, và quay trở lại đón con trai nhỏ lúc 7 giờ 25 sau đó. My thường ra sân sớm, mở vòi nước tưới cây trong khi cu Duy đứng cạnh bên hỏi vu vơ. Mẹ ơi, những con chim nhỏ bay đi đâu để tránh mưa cho khỏi ướt? Mẹ ơi, mùa lạnh chim về đâu, mẹ có biết không? My nhìn thấy rõ, điều khác nhau ở mỗi đứa con. Đứa lớn thường hay che đậy, không muốn cho ai biết nó nghĩ gì, luôn luôn không bộc lộ tình cảm ra ngoài bằng cử chỉ hay lời nói. Chỉ mình My mới có chìa khóa để thỉnh thoảng mở nhẹ nhàng cánh cửa mà con như đóng kín, còn dán thêm lời yêu cầu, xin đừng có chạm vào! Trái lại ở đứa em, My thường nhìn thấy vẻ băn khoăn để ý tới cỏ cây, hoa lá và cả những con thú chung quanh. Điểm này con trai hơn cả mẹ, bởi không hiểu vì sao My dường như ơ hờ không có chút gắn bó nào với chim muông, thú vật quanh My. Thời My còn ở nhà

Bát báu A Tu La

Tương truyền rằng A Tu La là một loài chúng sanh ở khoảng giữa loài người và loài trời. Nam A Tu La thì hung bạo, xấu xí, còn nữ A Tu La thì trái lại cực kỳ xinh đẹp. Các tôn giả A Tu La cũng có phước báu như chư thiên, nghĩa là không phải lao động vất vả như chúng ta mà vẫn có cơm ăn. Mỗi A Tu La đều có một chiếc bát báu, màu sắc và hương vị khác nhau, không ai có thể ăn ké của ai được hết. Ðiểm đặc biệt của dân chúng A Tu La là họ rất dễ nỗi giận. Vì vậy mà hầu hết đàn ông con trai A Tu La đều dùng thì giờ rảnh rỗi để đánh lộn với chư thiên thay vì trồng trọt mua bán như loài người. Phụ nữ A Tu La thì không bận nấu nướng giặt giũ, tề gia nội trợ như phụ nữ của loài người nên rất ư là diễm lệ... Nhưng mà... ấy chứ! Xin các tôn giả loài người chớ nghe nói thế mà vội vã phát nguyện sinh về thế giới của A Tu La. Cũng theo tương truyền rằng chiếc bát báu của loài A Tu La là một vật dụng kỳ dị. Nghĩa là trong giờ ăn khi các tôn giả A Tu La đang xực phàn một cách ngon ơ thì bỗng dưng

Vu Lan Bên Mẹ

Hai ngôi chùa mà chị em My vẫn đi với Mẹ đều tổ chức lễ Vu Lan cùng ngày hôm nay. Mẹ chọn tới Quan Âm Tự . Một điều không định trước, nhưng nơi nào cũng có thờ vong linh của Ba My. Lẽ ra chỉ ở một nơi. Ba chọn trước ngôi chùa mẹ và My đã quy y. Khi ba My còn, thỉnh thoảng Thầy bổn sư của My được em trai My đưa về nhà. Thầy đến thăm ba mẹ và thường giảng cho nghe bài pháp ngắn, như lời nhắc ân cần thay cho hành trang gọn nhẹ ba và mẹ My sẽ mang theo lúc ra đi. Bên cạnh đó ba mẹ cũng thường lui tới ngôi Quan Âm Tự. Ở đây, ba mẹ có những người bạn đạo cao tuổi, lần lượt ra đi kẻ trước, người sau. Mỗi lúc gặp nhau, những người cha, người mẹ già nua run run xiết tay nhau mừng rỡ. Những phút giây hạnh ngộ, thưa dần theo khoảnh thời gian ngày càng thu ngắn, mong manh như tia nắng lui dần quanh bóng tối kéo về. Ba mẹ My có vẻ quyến luyến nhiều ngôi chùa nhỏ nhưng đậm đà những ân tình. Mọi người đều biết và chia cùng nhau những cảnh đời bạc phước, vì con quay lưng. Hay cùng chia với nhau nỗi hạ

Bà Chúa Xứ

Thuở xưa có một anh chành xấu xí kia, con nhà nghèo, thất học phải sinh sống bằng nghề khuân vác mướn ngoài chợ. Người ta gọi anh là thằng Bu. Bu làm việc siêng năng giỏi giắn nên cuộc sống của anh không lấy gì làm chật vật cho lắm. Có điều anh rất buồn khi chung quanh chẳng có ai coi trọng nể vì anh hết. Cũng như hầu hết mọi người, anh thèm thuồng được quyền uy, lòng ái mộ khát ngưỡng của đồng loại. Mặt mũi anh đã không thuộc loại đẹp trai, anh lại không có một làn hơi thiên phú để ca vọng cổ hay tân nhạc, nên anh không thể tiến thân bằng con đường văn nghệ. Anh lại tứ cố vô thân không tiền của nên khó mà mua danh vọng chức tước, chữ nghĩa lại chẳng bằng ai... Vậy thì phải làm cách nào cho thiên hạ ngán mình đây? Suy nghĩ suốt một đêm chàng Bu nảy ra một sáng kiến. Một hôm, sau vài ly ba xị đế, Bu đến ngồi trước miễu Bà Chúa Xứ, một vị thần không được thiêng cho lắm, nên nhang tàn khói lạnh, mỗi năm chỉ được người ta cúng cho một lần. Bu đến trước cửa miếu, ngồi lắc lư ợ ngáp liên hồi

Một bông hồng cho Em

Em Tôi định viết cho em Một bài thơ tuyệt diễm Kết hợp bằng những ngữ từ Chân thành và âu yếm Xong Tôi sẽ trang trọng đặt cho nó một cái tên thật kêu Như “Tình yêu” chẳng hạn Tôi định vẽ cho em Một bức tranh cực kỳ thanh tú Những nét mực sẽ nhẹ nhàng Như sóng vỗ lao xao Và trước khi ký tên Tôi sẽ hạ một dòng chữ bay nghiêng (A ROSE TO…) “Một bông hồng cho…” Cầm bút tay run Hồn say lảo đảo Tim đập dập dồn Tôi bối rối nhìn lên Giữa những cành lá xanh tươi của khu vườn mùa hạ Bình minh lên rực rỡ Dịu dàng êm từng đọt là chồi cây Mộng đêm qua… … Chỉ còn là… … Một thoáng mây… Bất chợt Tôi nhận ra rằng: Em Chỉ là một hình bóng của chính tôi Một nhân dáng về em Dù đẹp như thiên thần Hay tệ như ác quỷ Cũng chỉ là Một ảo tưởng Trong trăm nghìn ảo tưởng Sinh khởi liên miên Bất kể đêm ngày Nếu tôi bảo rằng: “Ðã yêu em” Thì hóa ra Tôi đã yêu Một ảo tưởng của chính mình Cũng vì thế mà Thay vì Làm một bài thơ tuyệt diễm Chân thành và âu yếm Hay Vẽ một bức tranh Ðẹp như mơ Tôi đành chỉ bật cười Với n

Biết ơn và báo ơn

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Trong bầu không khí trang nghiêm, thanh tịnh và hoan hỷ, nhân dịp kỷ niệm Lễ Vu Lan, vào ngày rằm tháng 7 trung ngươn mỗi năm, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ lược ý nghĩa thực tiễn của ngày đại lễ này. Theo truyền thống Phật giáo, theo sự tích của Tôn giả Mục Kiền Liên, việc tổ chức ngày lễ Vu Lan hằng năm nhằm mục đích nhắc nhở hạnh hiếu thảo đối với Cha Mẹ, tạo cuộc sống an lạc và hạnh phúc. Phàm làm người ai cũng có Mẹ, có Cha. Công lao của Mẹ sanh ra, công ơn của Cha nuôi dưỡng cho đến ngày khôn lớn, có thể sánh như non cao biển rộng, không có cách chi chúng ta báo đền ơn nghĩa lớn lao này một cách trọn vẹn được. Một khi trở thành bậc làm Cha làm Mẹ, chúng ta càng suy nghĩ, càng thấm thía công ơn lớn lao này của Cha Mẹ chúng ta trước đây. Muốn làm người cho xứng đáng với danh xưng “con người”, dù là Phật tử, hay không phải là Phật tử, chúng ta nên “biết ơn” khi nhận sự giúp đỡ về mặt vật chất hay tinh thần, dù lớn hay nhỏ, từ bất cứ ai, và

Theo dấu chân xưa

M ẹ kính yêu của con, bây giờ con không biết Mẹ đang làm gì nơi đó, Mẹ có biết là con đang nhớ Mẹ thật nhiều không? Năm nào cũng vào độ cuối Hè, lòng con thương nhớ Mẹ xôn xao. Nỗi nhớ dâng tràn nhiều hơn bao giờ, ghép thành những giòng thư con gửi về Mẹ, đúng ngày rằm tháng Bảy - mùa Vu Lan. Khi từ biệt Mẹ để ngập ngừng bước những bước vụng dại vào đời- cuộc đời mà niềm vui chừng như không bao nhiêu, so với nỗi bận rộn, lo âu, phiền muộn...Con mới nhận ra niềm hạnh phúc vô biên mình bỏ lại, kể từ khi bên cạnh đời con vắng đi bóng dáng gần gủi thân yêu của Mẹ. Con ước gì thời gian quay trở lại, để con không quá ơ hờ, mãi hồn nhiên bơi lội trong giòng sông mát ngọt yêu thương, mà không hề nghĩ có một ngày sẽ đến, con chim non đủ lớn khôn, tung đôi cánh lià tổ ấm. Mẹ ơi, không phải đợi đến khi xa Mẹ rồi con mới hiểu, mà đã từ lâu trong lòng con luôn cảm nhận, ngọn núi uy nghi trầ

Hư hư lục

Tựa Có bao giờ bạn thấy rằng dù chung sống với bao nhiêu người, ta vẫn cô đơn như ở một mình. Dù nói chuyện huyên thuyên suốt ngày mình vẫn như câm nín? Ngày trôi qua như mơ. Đêm đến tràn mộng mỵ. Quyển vở này được soạn ra từ những cơn mơ bất kể đêm ngày, như thể là lời độc thoại của một kẻ chiêm bao tự nói với mình hơn là với độc giả Thiền viện Viên Chiếu Như Thủy Hư hư lục - tên quyển sách nhỏ gồm nhiều truyện cổ Phật giáo, được viết qua lối hành văn giản dị, hồn nhiên và dí dõm của sư cô Như Thủy. Đọc Hư hư lục , thỉnh thoảng bắt gặp thấp thoáng ai như mình, trông rất đỗi quen! Dưới đây là vài trang sách My vừa đọc... Cách làm một hạt ngọc trai Em có biết người Nhật Bản họ làm một hạt ngọc trai như thế nào không? Họ lấy một con dao nhỏ thật sắc, rạch bụng con trai ra, bỏ vào đấy một hạt cát và khâu lại. Xong, họ thả con trai ấy vào một cái hồ chứa đầy nước biển. Những con trai sau khi lãnh một hạt cát vào trong bụng như thế, có thể lâm vào hai trường hợp sau: 1. Những con trai yếu

Mai chị về - part1

Đồng hồ chỉ gần một giờ khuya khi xe về đến sân nhà . Đứa con trai trước khi đi ngủ tới hôn nhẹ lên má, kèm theo câu con chúc mẹ ngủ ngon. Đã bãi trường, nên tuần lễ qua hầu như ngày nào hai mẹ con cũng về nhà lúc gần nửa đêm. Mùa hè và ngày lễ, cũng là ngày mãn tang người Cha ra đi đã ba năm. Mấy đứa cháu xa lâu không gặp, người chị sức khoẻ ngày thêm hao mòn. My tưởng mình như chưa bao giờ rời căn nhà nhỏ để từ lâu sống cuộc đời riêng mỗi khi có dịp xum họp với tất cả người thân. Cơn mưa buổi sáng về vội rồi ngừng trước khi My đến nghĩa trang. Ngôi mộ Ba đầy những cháu những con cùng người mẹ già tóc bạc. Cỏ ướt sau cơn mưa vội. Ba năm qua nhanh trước khi My kịp đếm thời gian. Mười đứa con xa gần và gần ba mươi đứa cháu vây quanh ngôi mộ. Ba năm, đôi mắt khép bình yên của người đi là những sóng gió chập chùng khiến người ở lại nhiều lần cạn khô nước mắt. My thương Mẹ chứng kiến nhiều đỗ vỡ, chia ly của mấy đứa con. Những đứa cháu gần xa hiện diện hôm nay, có nhiều đứa trở về dẫu mẹ c