Mẹ
My thường như quên mất tuổi, chỉ vì ngày nào My cũng được làm đứa con gái được mẹ ân cần nhắc nhỡ đủ điều.
Mẹ My có 11 đứa con. Anh trai đầu mất sớm nên còn lại thật đều 5 gái, 5 trai. Chị lớn My bỏ đi lấy chồng thật sớm như là đi chạy giặc, để rời bỏ mái gia đình có đàn em nhỏ thật đông và người cha vô cùng nghiêm khắc. My chưa kịp lớn đã lãnh đủ gia tài chị ra đi bỏ lại cho My. Ngỡ là chiụ không thấu nổi cực nhọc và luật lệ quá đổi khắc khe, trái lại My là đứa ở lì với ba mẹ lâu hơn ai hết, sau luôn mấy đứa em ở phía sau My. Có lẽ nhờ vậy mà My gần gủi mẹ hơn bất cứ chị em nào, cho dù My giờ cũng đã trở thành người mẹ của hai đứa con trai. My nhớ khi cả nhà vừa tới Mỹ không lâu. My rã đàn theo chị đi về miền Bắc. Khi My tới miền tỉnh nhỏ này, gom góp lại có chừng mười gia đình VN và đều là bạn bè thân của chị My, mọi người kéo đến welcome My rồi thắc mắc, hỏi em về làm chi cái xứ hẩm hiu này. Các chị báo tin buồn cho em biết là ở đây không có một người đàn ông VN độc thân nào hết đó nha cưng! Chị My cười nói khỏi phải lo. Người ta có mối tình lớn, đang chờ nối lại lời ước hẹn. My tới vào mùa thu. Nhà của chị My ở trên đồi, chung quanh bao boc bởi rừng hoa dogwood. Nhìn mùa thu miền bắc, My ước gì My biết vẽ hoặc làm thơ. Mỗi ngày đi về qua những dốc đồi, nhìn lá đổi màu đẹp và nên thơ như bức tranh khổng lồ trãi dài theo những con đường quạnh vắng. Rồi mùa đông tới, là mùa đông đầu tiên của riêng My. Chưa bao giờ My cảm thấy lạnh, cô đơn và buồn bã đến độ này. Chỉ mong mau đến hè để được về thăm lại gia đình ở một nơi có nắng ấm quanh năm. My đã bắt đầu thấy sợ, những buổi tối mùa đông ngồi thẩn thờ nhìn tuyết rơi trắng xoá bên ngoài. My nhớ VN, nhớ căn nhà nhỏ đầu tiên trên đất Mỹ mà My vừa mới rời xa. Nhớ ba mẹ và lũ em chưa bao giờ xa quá mấy ngày và nhớ làm sao hình bóng của người xưa. Giữa muôn ngàn nổi nhớ, My chợt nhìn vô cuốn lịch nhỏ xíu mang theo, ngơ ngẩn, bàng hoàng vì đang là đêm 30 tết. Chuông điện thoại reo vào lúc sắp nửa đêm. My vội vàng chụp lấy vì thường là phone từ gia đình gọi đến, chị lúc nào cũng dành cho My nói chuyện trước tiên. Đầu dây bên kia không là giọng nói thương yêu quen thuộc của mẹ My. Là tiếng nức nở của đứa em gái kế. Chị ơi, nếu như má bỏ tụi mình, chắc là em sẽ đi tu. My lặng người chết điếng trong lòng. Mẹ trở bệnh nặng mà mọi người cố giấu không cho My biết. Ôi đêm giao thừa đầu tiên nơi xứ lạ, có lẽ nào chị em My trở thành đám mồ côi. Ngày mùng một My tới hãng, với khuôn mặt u sầu, và đôi mắt đỏ sưng to, vì khóc và vì thức trắng. Chị My xa xót, nói thôi em về đi, nếu như má không qua khỏi thì chị sẽ về sau. Chiều mùng một tết anh chị chở My ra phi trường vội vã bay về. Đêm đó My đã ngồi đợi nhiều giờ nơi phi trường xa lạ. Chuyến bay dừng lại bất ngờ vì bão tuyết không thể nào tiếp tuc.My đã không ngừng chùi nước mắt, nghĩ cuộc đời sao có quá nhiều những nổi bấp bênh, đầy bất trắc vây quanh.. Trời ơi nếu như mẹ ra đi, thì có sống ở nơi đâu cuộc đời cũng sẽ chỉ toàn là bóng tối với riêng My. My chưa kịp chia với mẹ, những nổi niềm riêng mẹ chất chứa trong lòng, khi bắt đầu rời xa nơi chốn thân quen, tới đất trời xa lạ mà ngay cả đám em mới vừa chớm lớn của My cũng còn cảm thấy lạc lỏng và như hụt hẫng, bởi chưa biết làm sao để bắt kịp theo nhịp sống chung quanh. Cuối cùng rồi My cũng có mặt tại bệnh viện cùng với người anh từ Atlanta về. Hai anh em gặp nhau trong khuôn viên bệnh viện. Ngưòi anh thân thiết thời tuổi nhỏ lặng lẽ khoát tay lên vai My cùng bước vào phòng bệnh, nơi có mẹ đang nằm thiêm thiếp, không hay hai đứa con xa vừa mới trở về. Cả anh và My cùng đưa tay chùi nước mắt, bởi không nhìn ra là mẹ nữa rồi. Trên giường bệnh là một bộ xương, với hai hố mắt sâu, gầy yếu nhăn nheo như cái xác đã cạn khô sự sống. Người bác sĩ kiên nhẫn ngồi hỏi tỉ mỉ chuyện gia đình, vì theo chuẩn đoán mẹ My mang tâm bệnh. Nổi buồn đã làm cạn dần sinh lực mỗi ngày, bởi không có sự trục trặc nào tìm thấy sau khi tìm bệnh qua nhiều đợt test. Vậy mà trong những ngày suy sụp kéo dài, mỗi tuần My gọi về, mẹ có bao giờ tỏ lộ ra cho My biết chút gì đâu. Mẹ chỉ hỏi My đã bớt buồn chưa, quần áo mặc có đủ ấm trong mùa lạnh? Mẹ nhắc My phải mua thêm, vì mẹ biết từ xứ nóng ra đi My làm sao có sẵn, đừng gởi hết tiền lương về nhà nữa, mẹ làm sao an lòng mỗi khi nghĩ đến My, dù vẫn biết chị lo cho My mọi thứ. My và người anh xa từ dạo 75 ngày nào cũng quẩn quanh nơi giường bệnh, có lẽ đây là liều thuốc mẹ My cần. My hiểu hơn ai hết nổi buồn bã âm thầm của mẹ và cha, khi thấy mình bất lực nhìn con lao vội vã vào giòng sống hoàn toàn xa lạ để tự lực, không làm vưóng bận các chị anh sang trước. Ba đứa con gái là My và hai em kế, cùng đi làm sau khi tập lái xe chớp nhoáng và làm tơi tả chiếc xe của anh chàng hàng xóm VN tốt bụng, bị em gái My đuổi về hoài, kèm theo câu ráng lo kiếm vợ đi, đừng theo tui nữa làm chi!. My hiểu hơn ai hết nổi buồn của mẹ, khi biết ra ở bên này cuộc sống lúc nào cũng như giòng thác chảy không ngừng. Chị em My bị tách rời ra, không có đủ giờ để kịp buồn hay nghĩ về nơi đã lìa xa, về những người thân khốn khó bên nhà đang cần giúp, hay ngồi kể cho nhau nghe chuyện cười ra nước mắt phút đầu tiên lớ ngớ ở nơi đây. Mẹ qua khỏi cơn bạo bệnh. Anh em My lại chia tay lần nữa với gia đình, My trở lại miền bắc đi làm tiếp tục.Anh về Atlanta với vợ con anh. Những đêm cùng ngủ một nhà, hai anh em thức thật khuya nhắc chuyện ngày xưa. Anh nhớ nhiều đến nổi, tưởng chừng như chuyện xãy ra mới hôm qua. Trong khi anh chợt biết, đứa em gái tỉ mỉ ngày nào đã quên thật nhiều chi tiết về những người thân lẫn tình thân anh bỏ lại ngày xưa. My thấy tội cho anh My quá đổi. Anh làm sao biết giữa những khốn khó vây quanh và môi trường sống vô cùng khắc nghiệt, người xưa lẫn tình xưa cũng đổi thay theo ít nhiều để sống còn với nhiều nghiệt ngã quanh đời.
Vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo lần đó. Mẹ My dường như chợt nhận ra nếu chỉ thương con bằng nổi xa xót buồn phiền, chỉ hao mòn thân xác, làm vướng víu, nặng lòng thêm không giúp được gì con. Mẹ bắt đầu tập thích nghi với mọi thứ ở quanh mình. Tập nghe và trả lời điện thoại khi con vắng mặt, tập nhớ nằm lòng số phone của những đứa con xa, bằng lòng với những gì mình có được bây giờ, và không cảm thấy buồn khổ nhiều vì khả năng giới hạn, bởi chỉ có một vòng tay làm sao mẹ ôm thấu cả hai miền Nam Bắc ở bên kia. Mùa hè tới My có vacation và chạy bay về ở luôn bên cạnh mẹ. Những đứa em ai cũng muốn gần My. Chị đành gom góp những gì My bỏ lại xếp vô thùng để gởi về nhà. Coi như My biến mất luôn không kịp giả từ ai, dù ở đó My được các chị thương và quý, vẫn còn nhắc My hoài cho mãi tới bây giờ. My trở về. Mấy chị em đi làm dành dụm mua cho ba mẹ căn nhà nhỏ. Phòng ngủ lớn dành cho 4 chị em gái của My với hai chiếc giường queen size để cạnh nhau. Sau này thêm đứa em gái bà con vượt biên từ đảo mới qua, căn phòng coi như phải chứa tới 5 cô con gái, trừ đứa em bà con đang tuổi lớn, chị em My 4 đứa mảnh mai, giống như thời “ốm đói” ở VN mặc dù chưa từng bị đói bao giờ. Phòng không chật, nhưng đôi khi khiến mẹ ngại ngùng cho đám 4 đứa con gái nằm trong nhóm tuổi tứ hành xung (THX)! Hai cô em kế của My thỉnh thoảng làm mẹ lắc đầu than, giống như “hai gái lấy một chồng” vì khắc khẩu hoài hoài, tuy rằng rất đổi mau quên. My và em gái út tính ra cũng một cặp THX. Nhưng cặp của My không có trục trặc gì, bởi có đám loạn nào nổi lên thì My chính là người dàn xếp nhẹ nhàng. Chuyện lớn trở nên chuyện nhỏ, và chuyện nhỏ trở thành những nụ cười không tươi lắm dành cho nhau liền sau đó, vì hai đứa em biết phục thiện luôn luôn lắng nghe My. Mỗi buổi tối, sau khi mấy đứa em còn đi học đã làm bài xong, căn phòng vốn đã chật của chị em My càng thêm chật, vì cả 4 chị em gái và em trai vẫn có thói quen tụ tập nghe My kể chuyện, nói về một quyển sách hay vừa mới đọc, một bài viết ý nghĩa vừa xem trong báo, hay cùng nhắc chuyện xưa để mà vui chứ không để buồn phiền. My hiểu hơn ai hết, mọi người cần những nụ cười, để có thêm năng lực vượt qua những đoạn quá gập ghềnh trong cuộc sống ở xứ người. Ba My vẫn như hồi còn ở bên nhà, tối nào cũng mặc vào chiếc áo tràng, một mình với những câu kinh và tiếng chuông mõ ngân nga. Mẹ luôn luôn có mặt, bên cạnh bầy con gái quanh năm không thấy bạn bè, chỉ một đám chị em xúm xít cùng nhau. Mẹ My thường góp mặt bằng những nụ cười hiền. Một đôi khi My thoáng nhìn thấy mẹ hơi nhăn mặt, vì không ngờ con nhỏ thâm trầm chững chạc như My đã kể chuyện tiếu lâm và lập lại nguyên văn khiến ai nấy bò lăn, cười đến chảy nước mắt ra. Còn đứa em trai nhỏ của My, hiền như đất vì ra đời gần sau cuối bị 4 chị em gái vây quanh, đồng hoá đến nổi hiền em như con gái. Ai làm gì mích lòng, em chỉ biết giận bằng cách im lìm không nói năng gì. Như vậy cũng không yên, vì trừ My ra, đám chị và em lại lo em trai hiền quá mai này bị vợ ăn hiếp làm sao chịu thấu! Thỉnh thoảng em cũng nói từ từ rỉ rả đôi ba câu chuyện. Mọi người đều yên lặng chú tâm để cuối cùng biết ra đứa em trai cũng đâu có thua My. Có lẽ còn trên My một bậc, vì em nói tĩnh bơ trong khi ngườI nghe không nhịn nổi, cười vang! Có điều My dễ quên còn em hay nhớ. Vì dễ quên cho nên khi My vừa đọc quyển sách nào xong là bị các em nắm áo liền thôi. My bảo đọc nhưng tất cả đều từ chối. Nói có đọc xong chưa chắc thú vị bằng khi nghe chị trích ra những đoạn hay kể cho một đám cùng nghe.. My vui với niềm vui nhỏ, giấu đi nổi buồn lớn âm thầm, chỉ vì vẫn mong thấy mẹ, còn có những nụ cười trong khoảnh khắc hiện diện ngay bên cạnh chị em My. My hiểu rõ hơn ai tuổi nhỏ của chị em My và tuổi xuân của mẹ, là những tháng ngày binh lữa vây quanh, cho nên mẹ đâu biết tới mùa xuân thì nói chi tới tuổi xuân. Nụ cười của mẹ ngày càng hiếm hoi quá đổi, khi những đứa con trai lớn đi vào nơi khói lửa mịt mù xa, đám còn nhỏ dại ngày mỗi ngày sống trong nổi sợ lo vì sinh mạng quá mong manh. My nhớ có nhiều đêm tỉnh nhỏ, My giật mình nghe tiếng mẹ gọi tên. My tĩnh ngủ nhanh từ ngày nhỏ, vì lo phụ mẹ dìu các em chạy vào hầm trú đạn trong nhà. My đã quen với âm thanh tiếng đạn pháo trong đêm. Tiếng máy bay vần vũ trên cao và nhìn ánh hỏa châu sáng rực một góc trời tỉnh nhỏ. Một đôi khi mẹ chợt hốt hoảng nhận ra, vì còn thiếu một đứa em đang say ngủ mà cả mẹ và My quên chưa gọi dậy nắm tay dắt em đi vào hầm trú ẩn. My vẫn còn nhớ căn hầm không rộng, do chính tay My đỗ cát vào những bao nhỏ màu xanh rêu, xong may lại bằng sợi chỉ nhợ và cây kim thật lớn. Anh My đã xếp chồng những bao cát lên nhau, thành căn hầm tránh đạn trong nhà, giống như những lô cốt ngoài trại lính. My sợ nhất là đã vào hầm trú xong phải quay trở lại, không biết khi có điều gì xãy ra thì mẹ sẽ ra sao, cho dù hầm trú không là chỗ an toàn, vì đã có rất nhiều gia đình cùng chết với nhau khi đạn pháo rớt ngay trên căn hầm đó. Nước mắt mẹ My đã đỗ,ngập tràn trên những dặm đường máu lữa chiến chinh. Năm đó em gái út mới hơn 5 tuổI, đã lủi thủi chạy mấy mươi cây số theo đoàn người tìm sự sống trong nổi chết cận kề….Tất cả đều qua như một giấc mơ. Cho nên My vẫn hết sức trân quý những nụ cười mình còn có thể mang đến được cho những người My yêu thương ở chung quanh.
Khi bắt đầu nguôi ngoai nổi buồn thương, mẹ rũ reng ba tập trồng trọt, làm vườn chung với mẹ. Căn nhà ở vùng ngoại ô thành phố, bên cạnh ngay shop làm cửa sắt của anh My, bây giờ có thêm vườn trồng toàn cây bạc hà thật lớn ở phía sau. Anh chở về cho ba mẹ, nhiều xe đất tốt và phân bón. Ba mẹ cùng nhau chăm sóc mỗi ngày. Cây bạc hà lớn mau và cây lớn nở thêm cây con. Áo quần ba mẹ dính đầy mũ bạc hà khi cắt dù đã vô cùng cẩn thận. Ba mẹ trồng nhiều, em gái My lo tìm kiếm người quen có whole sale chuyên cung cấp rau cải, trái cây cho các siêu thị VN để tiêu thụ vườn bạc hà xanh mướt tốt tươi, được chăm sóc bởi hai người chưa từng trồng trọt bao gìơ là ba mẹ của My. Anh em My an tâm nhìn ba mẹ như đã hồi sinh. Biến nổi nhớ thương, xa xót người ở lại thành việc làm mang lại niềm vui và ý nghĩa biết bao. Với số tiền kiếm được từ vườn bạc hà ba mẹ đã trãi tấm lòng đến những người đang khốn khó ở bên nhà, từ các dì, ông ngoại của My, cho đến những đứa cháu từ quê nội xa xôi nơi đất Bắc. Nơi My ở là miền nắng ấm chan hoà, cho nên Ba mẹ chỉ "thất nghiệp" mấy tháng dạo mùa đông.
Niềm vui vừa thoáng đến, mẹ đã phải lau nước mắt lặng thầm khi nhìn cảnh gia đình đỗ vỡ của anh My. Người anh ngày nào cùng vợ và con gian nan vượt biển, giờ đành bất lực buông xuôi nhìn chị dắt đứa con gái 6 tuổi và con trai chưa đầy hai tuổi bỏ ra đi. Chị đem các con đi về sống cùng thành phố với người họ hàng xa, anh cứ mỗi tháng tìm thăm con và van xin chị trở về. Sau 2 năm đợi chờ và hy vọng, chị không trở về và kêu anh ký vào giấy ly hôn. Anh bồng đứa con trai giờ gần 4 tuổi trở về. Thằng bé vốn không có sức khỏe bình thường từ lúc mới lọt lòng. Mẹ muốn nuôi nấng đứa cháu nội nhiều bất hạnh, nhưng cuối cùng thì cháu trai My trở thành đứa con nuôi của người anh kế, vừa sang đoàn tụ với gia đình My chưa có bao lâu. Anh chị có ba đứa con gái nhỏ. Chị ao ước và xin anh trai lớn cho chị được làm người mẹ thứ hai. Đứa con trai nhỏ cần được sống trong một gia đình có tiếng cười rộn rã của trẻ thơ, cần có bàn tay chăm sóc dịu dàng của mẹ. Anh My bằng lòng vì nghĩ căn nhà nhỏ một mình anh thường đi về lặng lẽ, ngồi trong bóng tối và khói thuốc ngập đầy không phải là nơi đứa con trai yêu thương sẽ phải sống cùng anh. Hơn nữa nhà các anh bao quanh nhà ba mẹ, không dưng mà những đứa con trai đều cùng chọn ở nơi những căn nhà cũ kỹ, già nua để gần mẹ và cha. Mẹ bây giờ vừa làm vườn vừa mở "quán ăn". Chị dâu My từng sống một nhà khi anh đi làm xa ngày trước cho nên đã ghiền món ăn mẹ nấu từ xưa. Chị vốn tính tự nhiên giống trẻ thơ, lấy chồng năm 18 tuổi khi đang còn đi học. Chị vào làm con dâu ba mẹ, nhưng khó ai biết được chị là con dâu vì đứa con dâu trẻ của ba mẹ còn tự nhiên hơn đám con gái trong nhà nữa. Chị xin mẹ được mỗi ngày kéo cả nhà qua nhà mẹ ăn cơm. Mẹ bắt đầu cực thêm chút nữa nhưng niềm vui dường như cũng tăng thêm, vì có thể đem tình thương san sẻ cho những người đang bất hạnh ở quê nhà.
Khi đứa em gái kế của My đi lấy chồng, ngày đám cưới em là một ngày lạnh và mưa ảm đạm, lê thê. Mẹ khóc và em cũng khóc, cho dù em vẫn ở lại, không theo chồng mà bắt chồng bỏ việc làm từ miền bắc để theo em về sống ở nơi đây. Năm sau thêm một đứa em tiếp tục khăn áo sang sông. Mẹ thôi không khóc nữa nhưng căn nhà ngày càng quạnh vắng, dù có thêm mấy đứa em bà con xa của My từ đảo mới được anh My bảo trợ sang, cho nương náu với anh trong căn nhà quạnh quẽ từ sau chị bỏ ra đi. Ba đứa em này tuổi còn đi học, quán ăn của mẹ xem ra phát đạt thêm vì có ba khách hàng thường trực nữa. Mỗi buổi tối không còn tiếng cười rộn rã. Em trai cũng đóng cửa phòng không tìm sang góp chuyện vui giống trước đây, vì em đã bắt đầu có người để mà bận rộn rồi. Đá là một cô bé xinh đẹp đã theo anh chị vượt biên khi còn rất nhỏ, mà em trai My gặp trong chùa, khi cô bé đến làm lễ thọ tang cho người cha mới mất ở VN. Chỉ còn mẹ buổi tối nào cũng sang phòng My, hai mẹ con nằm cạnh nhau thủ thỉ chuyện buồn vui. Mẹ thường lắng nghe mà không nói gì nhiều. Cũng không trách móc hay hỏi tại sao như thế khi My lầm lỗi. Mẹ chỉ thuần lắng nghe để chia sẻ cùng My. Bệnh phong thấp của mẹ từ ngày còn trẻ, cho nên chị em My đứa nào cũng trở thành chuyên viên đấm bóp nhà nghề. Em gái út thường ấn định thờI giờ như thi hành bổn phận công dân, trước hoặc sau khi học bài buổI tối. Còn My thì vừa đấm bóp vừa rỉ rã hỏi han và kể chuyện, để mẹ quên không nhắc My ngừng dù đau nhức vẫn còn. Những lần mẹ bệnh, My thường ngủ chung để khi nào mẹ trở mình, My chợt biết mà chổi dậy. Dù hai con mắt có mở không ra, My vẫn có thể ngồi đấm bóp hàng giờ. Mẹ thường ái ngại bảo My ngừng, nói rằng đã bớt đau nhức nhiều rồi. My giả bộ không nghe, cho tớI khi buồn ngủ không chiụ nổi mới buông tay ngủ tiếp. Năm năm hai mẹ con quanh quẩn cạnh nhau, như bù đắp lại thời thơ ấu lúc nào My cũng thầm ao ước, giá mẹ dẹp hết bao vướng bận, để dành cho riêng My một chút thời gian. Bây giờ niềm ước mơ giấu kín ngày xưa, không dưng mà trở thành điều có thật với My. Hai mẹ con có nhiều thời gian ở bên nhau. My chở mẹ đi mua vải về may áo, vì mẹ vẫn ưa mặc những chiếc áo do My tự tay may cắt. Từ hồi còn ở bên nhà ,sau khi nghe mẹ thở than về bờ vai mẹ xuôi xuống nhiều quá mức bình thường, cho nên ít khi có được chiếc áo nào vừa ý từ những người thợ may quen thuộc ở gần nhà. My cũng không ngờ cô thợ may tài tử như My. lại làm mẹ hài lòng sau vài lần có những "tác phẩm để đời" vì chẳng giống như chiếc áo! Thỉnh thoảng mẹ cũng kêu My chở mẹ đi shopping, để mẹ có dịp tự tay mua tặng cho My những chiếc áo mà mẹ nghĩ My đã không có được trong thời tuổi nhỏ. Mẹ chọn, ngắm nhìn My thử áo, hài lòng. Mẹ lúc này đã sáu mươi mấy tuổi rồi, mà sao chiếc áo nào mẹ chọn cho My cũng đều hợp như ý thích của My.
Rồi My đi lấy chồng. Ba mẹ dường như ái ngại cho My. Trong đôi mắt ngườI thân, My lúc nào cũng yếu đuốI, nhỏ nhoi. Ba không che dấu cảm nghĩ và linh cảm đời My sẽ khổ. My biết mẹ âm thầm lo lắng, nhưng mẹ vốn hay giữ trong lòng những điều mẹ nghĩ, sợ làm My sẽ buồn hơn khi sắp xa rời vòng tay và bóng mát êm đềm trong tình mẹ. Bữa ăn cuối của My trước ngày đám cưới, mẹ cười thật buồn nói vớI các anh. Con nhỏ này đi rồi mai mốt món ăn nào bị chê không còn ai tiếp sức hết lòng. My cũng gượng cười theo mà con mắt đỏ hoe. My nói thì ra không phải má thương hay tiếc gì con. Má chỉ ngại không còn đứa thay con lu ngày trước, ráng ăn những thứ sắp đỗ đi, có phảI không? Mẹ My là người nấu ăn ngon. Nhưng ai đã từng nấu ăn thì biết, một đôi khi vẫn không ưng ý món ăn mình vừa nấu. Nó dường như thiếu hoặc dư một chút xiú gia vị nào đó mà ngườI ăn đã quen sẽ dễ nhận ra. Các anh My thường hết sức tự nhiên. Mẹ nấu ngon chẳng nghe khen một tiếng, nhưng khi ăn hơi khác thì buông lờI trêu chọc. Má ơi tuần này họ đang sale muối phảI không? Má xài muối rộng tay dữ cho nên thức ăn bị ế. My thường chẳng nói năng gì, chỉ nháy mắt các anh nhắc đừng trêu chọc mẹ, rồi My lặng lẽ ăn duy nhất món nào bị mọi người chê mà không màng đến dỡ ngon. Bởi My nghĩ còn được mẹ nấu cho ăn là còn hạnh phúc lớn trong đời.
My đi rồi nhà còn lại hai đứa em còn đi học. Đứa em trai thương mẹ và tỉ mỉ hơn nhưng không còn có thời gian để ý tớI mẹ nhiều vì vừa học, vừa làm, vừa lo cho bạn gái . Em gái nhỏ vẫn như không bao giờ lớn, tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi mấy chị theo chồng hết rồi mẹ còn qua phòng này nữa nữa làm chi? Mẹ lẳng lặng bước ra không nói một câu. Phải chi em My hiểu mẹ luôn luôn muốn gần con khi còn có thể gần. Người anh kế của My mỗI lúc ghé qua, anh than với chị dâu rằng mấy đứa kia đi lấy chồng anh thấy bình thường. Chỉ khi không còn My nữa thấy nhà sao vắng lạnh. Cũng may, còn có đứa em gái bà con, hay để ý những buồn vui của mẹ và hết sức đỡ đần khi thấy mẹ nhọc nhằn. Đứa em này những lúc My về, vẫn thường nói với My em nhìn dì lủi thủi một mình khi không còn chị nữa thấy mà thương, mà xót làm sao! My thầm cảm ơn đứa em gái nhỏ này, đã thay My ở bên cạnh mẹ. Mẹ là giòng suối mát êm đềm. Không riêng với một mình My, mà bất cứ ai ở gần bên cũng cảm nhận được điều này. My không ngạc nhiên khi thấy vài năm sau, khi mẹ của đứa em bà con sang, tình em dành cho người mẹ ruột không ấm áp ngọt ngào như đã dành cho mẹ của My suốt bao năm.
Bây gìờ, sau 22 năm ở Mỹ mẹ có mấy mươi đứa cháu nội ngoại gần xa, nhưng hẩm hiu hơn vì ba My đã ra đi gần đúng ba năm. Anh em My không nói ra mà cùng e ngại, sợ mẹ sẽ không chiụ nổi sự lẻ loi trong đoạn cuối đời làm người ở lại buồn. My biết My phải làm gì để giúp mẹ vượt qua nổi buồn đau quá lớn này đây. Sau khi ba mất, My mỗi tuần về với mẹ trong một ngày không phải cuối tuần. My vào nhà thấy im vắng buồn hiu. Đi ra ngôi chùa nhỏ trưóc nhà, thấy mẹ đang ngồi lần chuỗi niệm Phật trước bàn thờ ba nghi ngút khói nhang. Lẫn trong câu niệm Phật là tiếng nấc cố kềm giữ lại trong lòng, và đôi mắt đang ngập đầy giọt lệ. My lạy Phật, lạy ba xong ôm đôi bờ vai đang run run xúc cảm, rồi ngồi xuống nhẹ nhàng bên cạnh mẹ. My thỉnh một hồi chuông và bắt đầu giở những trang kinh. My biết tụng kinh cầu siêu từ dạo đó. My đã làm mẹ ấm lòng khi mỗi tuần bỏ hết để về ngồi bên mẹ, tự mình tụng những hồi kinh sìêu độ cho ba cho đến hết thất tuần.
Bây giờ, mẹ đã biến nổi buồn thưong của người ở lại, thành một chút niềm vui san sẻ rộng xa thêm đến những đứa bé mồ côi ở VN. Đứa cháu gái ở bên nhà có một tấm lòng nhưng rất đổi nghèo. Mẹ là người tạo phương tiện cho em hành thiện bằng những đồng tiền già của mẹ và kêu gọi nhắc nhỡ thêm đàn con 10 đứa vẫn luôn tha thiết với buồn vui của mẹ quanh đời. Quán ăn của mẹ giờ đóng cửa, chỉ còm quám cà phê của mẹ thôi. Không biết từ bao giờ, ba người anh trai của My bất kể ngày nắng hay mưa, mỗi buổi sáng đều ghé sang nhà mẹ cùng uống ly cà phê đầu ngày trước lúc đi làm. Đám con gái tự dưng lấy chồng rồi ở tụ lại chung một hướng phía tây nam thành phố, trừ mẹ con đứa em gái út hiện đang sống cùng mẹ một nhà. Các anh My vẫn quanh quẩn chung quanh khu xóm buồn tênh từ mấy mươi năm. Người anh kế thường gọi bầy con gái là đám Nga Mi còn các anh là phái Võ Đang. Mỗi khi mẹ về thăm đám Nga Mi và ở lại cả tuần, thì ở quán cà phê ven núi Võ Đang, các anh vẫn mỗi ngày đến đó dù không có mẹ. Đôi khi nhớ quá, anh trai gọi hỏi bao giờ quán chủ trở về, sao cứ đóng cửa đi hoài cho khách lâu năm cứ ngóng trông?
Cũng bây giờ, những đứa con đã lớn như My không còn ngần ngại khi bày tỏ lòng thương với mẹ. Ngày xưa chị em My ao ước, được mẹ vuốt ve để ý tới mình hơn. Bây giờ mẹ rãnh rang nhiều, cho nên đứa con gái nào cũng ráng tìm cho mình những phút giây có thể để tận hưởng những yêu dấu ngọt ngào còn diễm phúc trên đời. My và các em thường ưa được ghé nằm cạnh mẹ trên chiếc sô pha. Ôm và hôn nhẹ nhàng lên khuôn mặt một đời nhẫn nhục, thương con và cháu thương luôn cả những đứa trẻ mồ côi mà mẹ chưa lần nào gặp trong đời. Mẹ bây giờ cũng đã biết ôm hôn trở lại, những đứa con gái ngày xưa mà mẹ không có thời gian để ve vuốt nâng niu. Tuổi 82 của mẹ vừa mới qua rồi. Niềm ao ước cuối là được cùng bầy con gái một lần trở lại, đi khắp Bắc Nam để chia sẻ tình thương đến người thân lẫn người xa. Ước mơ của mẹ bình thường có vậy, mà sao My vẫn ngậm ngùi vì chưa biết đến bao giờ ,chị em My có thể vứt bỏ hết bao trói buộc chung quanh, để cùng mẹ một lần đi trở về trên những dặm đường được trãi bằng tình thương của mẹ, không phải chỉ dành cho các con thôi mà còn cho tới cả những đứa con tội nghiệp mồ côi, sống đâu đó nơi mọi miền đất nước.
"Mẹ ơi, con thương mẹ", là những câu mà chị em My không ngại ngùng bày tỏ hoài hoài. Xin đừng bao giờ ngập ngừng ngăn lại lời nói yêu thương, nếu như bạn vẫn còn cơ hội để nói với người mình thương đến muôn đời...
Quỳnh My
Mother 's Day, 2005
Mẹ My có 11 đứa con. Anh trai đầu mất sớm nên còn lại thật đều 5 gái, 5 trai. Chị lớn My bỏ đi lấy chồng thật sớm như là đi chạy giặc, để rời bỏ mái gia đình có đàn em nhỏ thật đông và người cha vô cùng nghiêm khắc. My chưa kịp lớn đã lãnh đủ gia tài chị ra đi bỏ lại cho My. Ngỡ là chiụ không thấu nổi cực nhọc và luật lệ quá đổi khắc khe, trái lại My là đứa ở lì với ba mẹ lâu hơn ai hết, sau luôn mấy đứa em ở phía sau My. Có lẽ nhờ vậy mà My gần gủi mẹ hơn bất cứ chị em nào, cho dù My giờ cũng đã trở thành người mẹ của hai đứa con trai. My nhớ khi cả nhà vừa tới Mỹ không lâu. My rã đàn theo chị đi về miền Bắc. Khi My tới miền tỉnh nhỏ này, gom góp lại có chừng mười gia đình VN và đều là bạn bè thân của chị My, mọi người kéo đến welcome My rồi thắc mắc, hỏi em về làm chi cái xứ hẩm hiu này. Các chị báo tin buồn cho em biết là ở đây không có một người đàn ông VN độc thân nào hết đó nha cưng! Chị My cười nói khỏi phải lo. Người ta có mối tình lớn, đang chờ nối lại lời ước hẹn. My tới vào mùa thu. Nhà của chị My ở trên đồi, chung quanh bao boc bởi rừng hoa dogwood. Nhìn mùa thu miền bắc, My ước gì My biết vẽ hoặc làm thơ. Mỗi ngày đi về qua những dốc đồi, nhìn lá đổi màu đẹp và nên thơ như bức tranh khổng lồ trãi dài theo những con đường quạnh vắng. Rồi mùa đông tới, là mùa đông đầu tiên của riêng My. Chưa bao giờ My cảm thấy lạnh, cô đơn và buồn bã đến độ này. Chỉ mong mau đến hè để được về thăm lại gia đình ở một nơi có nắng ấm quanh năm. My đã bắt đầu thấy sợ, những buổi tối mùa đông ngồi thẩn thờ nhìn tuyết rơi trắng xoá bên ngoài. My nhớ VN, nhớ căn nhà nhỏ đầu tiên trên đất Mỹ mà My vừa mới rời xa. Nhớ ba mẹ và lũ em chưa bao giờ xa quá mấy ngày và nhớ làm sao hình bóng của người xưa. Giữa muôn ngàn nổi nhớ, My chợt nhìn vô cuốn lịch nhỏ xíu mang theo, ngơ ngẩn, bàng hoàng vì đang là đêm 30 tết. Chuông điện thoại reo vào lúc sắp nửa đêm. My vội vàng chụp lấy vì thường là phone từ gia đình gọi đến, chị lúc nào cũng dành cho My nói chuyện trước tiên. Đầu dây bên kia không là giọng nói thương yêu quen thuộc của mẹ My. Là tiếng nức nở của đứa em gái kế. Chị ơi, nếu như má bỏ tụi mình, chắc là em sẽ đi tu. My lặng người chết điếng trong lòng. Mẹ trở bệnh nặng mà mọi người cố giấu không cho My biết. Ôi đêm giao thừa đầu tiên nơi xứ lạ, có lẽ nào chị em My trở thành đám mồ côi. Ngày mùng một My tới hãng, với khuôn mặt u sầu, và đôi mắt đỏ sưng to, vì khóc và vì thức trắng. Chị My xa xót, nói thôi em về đi, nếu như má không qua khỏi thì chị sẽ về sau. Chiều mùng một tết anh chị chở My ra phi trường vội vã bay về. Đêm đó My đã ngồi đợi nhiều giờ nơi phi trường xa lạ. Chuyến bay dừng lại bất ngờ vì bão tuyết không thể nào tiếp tuc.My đã không ngừng chùi nước mắt, nghĩ cuộc đời sao có quá nhiều những nổi bấp bênh, đầy bất trắc vây quanh.. Trời ơi nếu như mẹ ra đi, thì có sống ở nơi đâu cuộc đời cũng sẽ chỉ toàn là bóng tối với riêng My. My chưa kịp chia với mẹ, những nổi niềm riêng mẹ chất chứa trong lòng, khi bắt đầu rời xa nơi chốn thân quen, tới đất trời xa lạ mà ngay cả đám em mới vừa chớm lớn của My cũng còn cảm thấy lạc lỏng và như hụt hẫng, bởi chưa biết làm sao để bắt kịp theo nhịp sống chung quanh. Cuối cùng rồi My cũng có mặt tại bệnh viện cùng với người anh từ Atlanta về. Hai anh em gặp nhau trong khuôn viên bệnh viện. Ngưòi anh thân thiết thời tuổi nhỏ lặng lẽ khoát tay lên vai My cùng bước vào phòng bệnh, nơi có mẹ đang nằm thiêm thiếp, không hay hai đứa con xa vừa mới trở về. Cả anh và My cùng đưa tay chùi nước mắt, bởi không nhìn ra là mẹ nữa rồi. Trên giường bệnh là một bộ xương, với hai hố mắt sâu, gầy yếu nhăn nheo như cái xác đã cạn khô sự sống. Người bác sĩ kiên nhẫn ngồi hỏi tỉ mỉ chuyện gia đình, vì theo chuẩn đoán mẹ My mang tâm bệnh. Nổi buồn đã làm cạn dần sinh lực mỗi ngày, bởi không có sự trục trặc nào tìm thấy sau khi tìm bệnh qua nhiều đợt test. Vậy mà trong những ngày suy sụp kéo dài, mỗi tuần My gọi về, mẹ có bao giờ tỏ lộ ra cho My biết chút gì đâu. Mẹ chỉ hỏi My đã bớt buồn chưa, quần áo mặc có đủ ấm trong mùa lạnh? Mẹ nhắc My phải mua thêm, vì mẹ biết từ xứ nóng ra đi My làm sao có sẵn, đừng gởi hết tiền lương về nhà nữa, mẹ làm sao an lòng mỗi khi nghĩ đến My, dù vẫn biết chị lo cho My mọi thứ. My và người anh xa từ dạo 75 ngày nào cũng quẩn quanh nơi giường bệnh, có lẽ đây là liều thuốc mẹ My cần. My hiểu hơn ai hết nổi buồn bã âm thầm của mẹ và cha, khi thấy mình bất lực nhìn con lao vội vã vào giòng sống hoàn toàn xa lạ để tự lực, không làm vưóng bận các chị anh sang trước. Ba đứa con gái là My và hai em kế, cùng đi làm sau khi tập lái xe chớp nhoáng và làm tơi tả chiếc xe của anh chàng hàng xóm VN tốt bụng, bị em gái My đuổi về hoài, kèm theo câu ráng lo kiếm vợ đi, đừng theo tui nữa làm chi!. My hiểu hơn ai hết nổi buồn của mẹ, khi biết ra ở bên này cuộc sống lúc nào cũng như giòng thác chảy không ngừng. Chị em My bị tách rời ra, không có đủ giờ để kịp buồn hay nghĩ về nơi đã lìa xa, về những người thân khốn khó bên nhà đang cần giúp, hay ngồi kể cho nhau nghe chuyện cười ra nước mắt phút đầu tiên lớ ngớ ở nơi đây. Mẹ qua khỏi cơn bạo bệnh. Anh em My lại chia tay lần nữa với gia đình, My trở lại miền bắc đi làm tiếp tục.Anh về Atlanta với vợ con anh. Những đêm cùng ngủ một nhà, hai anh em thức thật khuya nhắc chuyện ngày xưa. Anh nhớ nhiều đến nổi, tưởng chừng như chuyện xãy ra mới hôm qua. Trong khi anh chợt biết, đứa em gái tỉ mỉ ngày nào đã quên thật nhiều chi tiết về những người thân lẫn tình thân anh bỏ lại ngày xưa. My thấy tội cho anh My quá đổi. Anh làm sao biết giữa những khốn khó vây quanh và môi trường sống vô cùng khắc nghiệt, người xưa lẫn tình xưa cũng đổi thay theo ít nhiều để sống còn với nhiều nghiệt ngã quanh đời.
Vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo lần đó. Mẹ My dường như chợt nhận ra nếu chỉ thương con bằng nổi xa xót buồn phiền, chỉ hao mòn thân xác, làm vướng víu, nặng lòng thêm không giúp được gì con. Mẹ bắt đầu tập thích nghi với mọi thứ ở quanh mình. Tập nghe và trả lời điện thoại khi con vắng mặt, tập nhớ nằm lòng số phone của những đứa con xa, bằng lòng với những gì mình có được bây giờ, và không cảm thấy buồn khổ nhiều vì khả năng giới hạn, bởi chỉ có một vòng tay làm sao mẹ ôm thấu cả hai miền Nam Bắc ở bên kia. Mùa hè tới My có vacation và chạy bay về ở luôn bên cạnh mẹ. Những đứa em ai cũng muốn gần My. Chị đành gom góp những gì My bỏ lại xếp vô thùng để gởi về nhà. Coi như My biến mất luôn không kịp giả từ ai, dù ở đó My được các chị thương và quý, vẫn còn nhắc My hoài cho mãi tới bây giờ. My trở về. Mấy chị em đi làm dành dụm mua cho ba mẹ căn nhà nhỏ. Phòng ngủ lớn dành cho 4 chị em gái của My với hai chiếc giường queen size để cạnh nhau. Sau này thêm đứa em gái bà con vượt biên từ đảo mới qua, căn phòng coi như phải chứa tới 5 cô con gái, trừ đứa em bà con đang tuổi lớn, chị em My 4 đứa mảnh mai, giống như thời “ốm đói” ở VN mặc dù chưa từng bị đói bao giờ. Phòng không chật, nhưng đôi khi khiến mẹ ngại ngùng cho đám 4 đứa con gái nằm trong nhóm tuổi tứ hành xung (THX)! Hai cô em kế của My thỉnh thoảng làm mẹ lắc đầu than, giống như “hai gái lấy một chồng” vì khắc khẩu hoài hoài, tuy rằng rất đổi mau quên. My và em gái út tính ra cũng một cặp THX. Nhưng cặp của My không có trục trặc gì, bởi có đám loạn nào nổi lên thì My chính là người dàn xếp nhẹ nhàng. Chuyện lớn trở nên chuyện nhỏ, và chuyện nhỏ trở thành những nụ cười không tươi lắm dành cho nhau liền sau đó, vì hai đứa em biết phục thiện luôn luôn lắng nghe My. Mỗi buổi tối, sau khi mấy đứa em còn đi học đã làm bài xong, căn phòng vốn đã chật của chị em My càng thêm chật, vì cả 4 chị em gái và em trai vẫn có thói quen tụ tập nghe My kể chuyện, nói về một quyển sách hay vừa mới đọc, một bài viết ý nghĩa vừa xem trong báo, hay cùng nhắc chuyện xưa để mà vui chứ không để buồn phiền. My hiểu hơn ai hết, mọi người cần những nụ cười, để có thêm năng lực vượt qua những đoạn quá gập ghềnh trong cuộc sống ở xứ người. Ba My vẫn như hồi còn ở bên nhà, tối nào cũng mặc vào chiếc áo tràng, một mình với những câu kinh và tiếng chuông mõ ngân nga. Mẹ luôn luôn có mặt, bên cạnh bầy con gái quanh năm không thấy bạn bè, chỉ một đám chị em xúm xít cùng nhau. Mẹ My thường góp mặt bằng những nụ cười hiền. Một đôi khi My thoáng nhìn thấy mẹ hơi nhăn mặt, vì không ngờ con nhỏ thâm trầm chững chạc như My đã kể chuyện tiếu lâm và lập lại nguyên văn khiến ai nấy bò lăn, cười đến chảy nước mắt ra. Còn đứa em trai nhỏ của My, hiền như đất vì ra đời gần sau cuối bị 4 chị em gái vây quanh, đồng hoá đến nổi hiền em như con gái. Ai làm gì mích lòng, em chỉ biết giận bằng cách im lìm không nói năng gì. Như vậy cũng không yên, vì trừ My ra, đám chị và em lại lo em trai hiền quá mai này bị vợ ăn hiếp làm sao chịu thấu! Thỉnh thoảng em cũng nói từ từ rỉ rả đôi ba câu chuyện. Mọi người đều yên lặng chú tâm để cuối cùng biết ra đứa em trai cũng đâu có thua My. Có lẽ còn trên My một bậc, vì em nói tĩnh bơ trong khi ngườI nghe không nhịn nổi, cười vang! Có điều My dễ quên còn em hay nhớ. Vì dễ quên cho nên khi My vừa đọc quyển sách nào xong là bị các em nắm áo liền thôi. My bảo đọc nhưng tất cả đều từ chối. Nói có đọc xong chưa chắc thú vị bằng khi nghe chị trích ra những đoạn hay kể cho một đám cùng nghe.. My vui với niềm vui nhỏ, giấu đi nổi buồn lớn âm thầm, chỉ vì vẫn mong thấy mẹ, còn có những nụ cười trong khoảnh khắc hiện diện ngay bên cạnh chị em My. My hiểu rõ hơn ai tuổi nhỏ của chị em My và tuổi xuân của mẹ, là những tháng ngày binh lữa vây quanh, cho nên mẹ đâu biết tới mùa xuân thì nói chi tới tuổi xuân. Nụ cười của mẹ ngày càng hiếm hoi quá đổi, khi những đứa con trai lớn đi vào nơi khói lửa mịt mù xa, đám còn nhỏ dại ngày mỗi ngày sống trong nổi sợ lo vì sinh mạng quá mong manh. My nhớ có nhiều đêm tỉnh nhỏ, My giật mình nghe tiếng mẹ gọi tên. My tĩnh ngủ nhanh từ ngày nhỏ, vì lo phụ mẹ dìu các em chạy vào hầm trú đạn trong nhà. My đã quen với âm thanh tiếng đạn pháo trong đêm. Tiếng máy bay vần vũ trên cao và nhìn ánh hỏa châu sáng rực một góc trời tỉnh nhỏ. Một đôi khi mẹ chợt hốt hoảng nhận ra, vì còn thiếu một đứa em đang say ngủ mà cả mẹ và My quên chưa gọi dậy nắm tay dắt em đi vào hầm trú ẩn. My vẫn còn nhớ căn hầm không rộng, do chính tay My đỗ cát vào những bao nhỏ màu xanh rêu, xong may lại bằng sợi chỉ nhợ và cây kim thật lớn. Anh My đã xếp chồng những bao cát lên nhau, thành căn hầm tránh đạn trong nhà, giống như những lô cốt ngoài trại lính. My sợ nhất là đã vào hầm trú xong phải quay trở lại, không biết khi có điều gì xãy ra thì mẹ sẽ ra sao, cho dù hầm trú không là chỗ an toàn, vì đã có rất nhiều gia đình cùng chết với nhau khi đạn pháo rớt ngay trên căn hầm đó. Nước mắt mẹ My đã đỗ,ngập tràn trên những dặm đường máu lữa chiến chinh. Năm đó em gái út mới hơn 5 tuổI, đã lủi thủi chạy mấy mươi cây số theo đoàn người tìm sự sống trong nổi chết cận kề….Tất cả đều qua như một giấc mơ. Cho nên My vẫn hết sức trân quý những nụ cười mình còn có thể mang đến được cho những người My yêu thương ở chung quanh.
Khi bắt đầu nguôi ngoai nổi buồn thương, mẹ rũ reng ba tập trồng trọt, làm vườn chung với mẹ. Căn nhà ở vùng ngoại ô thành phố, bên cạnh ngay shop làm cửa sắt của anh My, bây giờ có thêm vườn trồng toàn cây bạc hà thật lớn ở phía sau. Anh chở về cho ba mẹ, nhiều xe đất tốt và phân bón. Ba mẹ cùng nhau chăm sóc mỗi ngày. Cây bạc hà lớn mau và cây lớn nở thêm cây con. Áo quần ba mẹ dính đầy mũ bạc hà khi cắt dù đã vô cùng cẩn thận. Ba mẹ trồng nhiều, em gái My lo tìm kiếm người quen có whole sale chuyên cung cấp rau cải, trái cây cho các siêu thị VN để tiêu thụ vườn bạc hà xanh mướt tốt tươi, được chăm sóc bởi hai người chưa từng trồng trọt bao gìơ là ba mẹ của My. Anh em My an tâm nhìn ba mẹ như đã hồi sinh. Biến nổi nhớ thương, xa xót người ở lại thành việc làm mang lại niềm vui và ý nghĩa biết bao. Với số tiền kiếm được từ vườn bạc hà ba mẹ đã trãi tấm lòng đến những người đang khốn khó ở bên nhà, từ các dì, ông ngoại của My, cho đến những đứa cháu từ quê nội xa xôi nơi đất Bắc. Nơi My ở là miền nắng ấm chan hoà, cho nên Ba mẹ chỉ "thất nghiệp" mấy tháng dạo mùa đông.
Niềm vui vừa thoáng đến, mẹ đã phải lau nước mắt lặng thầm khi nhìn cảnh gia đình đỗ vỡ của anh My. Người anh ngày nào cùng vợ và con gian nan vượt biển, giờ đành bất lực buông xuôi nhìn chị dắt đứa con gái 6 tuổi và con trai chưa đầy hai tuổi bỏ ra đi. Chị đem các con đi về sống cùng thành phố với người họ hàng xa, anh cứ mỗi tháng tìm thăm con và van xin chị trở về. Sau 2 năm đợi chờ và hy vọng, chị không trở về và kêu anh ký vào giấy ly hôn. Anh bồng đứa con trai giờ gần 4 tuổi trở về. Thằng bé vốn không có sức khỏe bình thường từ lúc mới lọt lòng. Mẹ muốn nuôi nấng đứa cháu nội nhiều bất hạnh, nhưng cuối cùng thì cháu trai My trở thành đứa con nuôi của người anh kế, vừa sang đoàn tụ với gia đình My chưa có bao lâu. Anh chị có ba đứa con gái nhỏ. Chị ao ước và xin anh trai lớn cho chị được làm người mẹ thứ hai. Đứa con trai nhỏ cần được sống trong một gia đình có tiếng cười rộn rã của trẻ thơ, cần có bàn tay chăm sóc dịu dàng của mẹ. Anh My bằng lòng vì nghĩ căn nhà nhỏ một mình anh thường đi về lặng lẽ, ngồi trong bóng tối và khói thuốc ngập đầy không phải là nơi đứa con trai yêu thương sẽ phải sống cùng anh. Hơn nữa nhà các anh bao quanh nhà ba mẹ, không dưng mà những đứa con trai đều cùng chọn ở nơi những căn nhà cũ kỹ, già nua để gần mẹ và cha. Mẹ bây giờ vừa làm vườn vừa mở "quán ăn". Chị dâu My từng sống một nhà khi anh đi làm xa ngày trước cho nên đã ghiền món ăn mẹ nấu từ xưa. Chị vốn tính tự nhiên giống trẻ thơ, lấy chồng năm 18 tuổi khi đang còn đi học. Chị vào làm con dâu ba mẹ, nhưng khó ai biết được chị là con dâu vì đứa con dâu trẻ của ba mẹ còn tự nhiên hơn đám con gái trong nhà nữa. Chị xin mẹ được mỗi ngày kéo cả nhà qua nhà mẹ ăn cơm. Mẹ bắt đầu cực thêm chút nữa nhưng niềm vui dường như cũng tăng thêm, vì có thể đem tình thương san sẻ cho những người đang bất hạnh ở quê nhà.
Khi đứa em gái kế của My đi lấy chồng, ngày đám cưới em là một ngày lạnh và mưa ảm đạm, lê thê. Mẹ khóc và em cũng khóc, cho dù em vẫn ở lại, không theo chồng mà bắt chồng bỏ việc làm từ miền bắc để theo em về sống ở nơi đây. Năm sau thêm một đứa em tiếp tục khăn áo sang sông. Mẹ thôi không khóc nữa nhưng căn nhà ngày càng quạnh vắng, dù có thêm mấy đứa em bà con xa của My từ đảo mới được anh My bảo trợ sang, cho nương náu với anh trong căn nhà quạnh quẽ từ sau chị bỏ ra đi. Ba đứa em này tuổi còn đi học, quán ăn của mẹ xem ra phát đạt thêm vì có ba khách hàng thường trực nữa. Mỗi buổi tối không còn tiếng cười rộn rã. Em trai cũng đóng cửa phòng không tìm sang góp chuyện vui giống trước đây, vì em đã bắt đầu có người để mà bận rộn rồi. Đá là một cô bé xinh đẹp đã theo anh chị vượt biên khi còn rất nhỏ, mà em trai My gặp trong chùa, khi cô bé đến làm lễ thọ tang cho người cha mới mất ở VN. Chỉ còn mẹ buổi tối nào cũng sang phòng My, hai mẹ con nằm cạnh nhau thủ thỉ chuyện buồn vui. Mẹ thường lắng nghe mà không nói gì nhiều. Cũng không trách móc hay hỏi tại sao như thế khi My lầm lỗi. Mẹ chỉ thuần lắng nghe để chia sẻ cùng My. Bệnh phong thấp của mẹ từ ngày còn trẻ, cho nên chị em My đứa nào cũng trở thành chuyên viên đấm bóp nhà nghề. Em gái út thường ấn định thờI giờ như thi hành bổn phận công dân, trước hoặc sau khi học bài buổI tối. Còn My thì vừa đấm bóp vừa rỉ rã hỏi han và kể chuyện, để mẹ quên không nhắc My ngừng dù đau nhức vẫn còn. Những lần mẹ bệnh, My thường ngủ chung để khi nào mẹ trở mình, My chợt biết mà chổi dậy. Dù hai con mắt có mở không ra, My vẫn có thể ngồi đấm bóp hàng giờ. Mẹ thường ái ngại bảo My ngừng, nói rằng đã bớt đau nhức nhiều rồi. My giả bộ không nghe, cho tớI khi buồn ngủ không chiụ nổi mới buông tay ngủ tiếp. Năm năm hai mẹ con quanh quẩn cạnh nhau, như bù đắp lại thời thơ ấu lúc nào My cũng thầm ao ước, giá mẹ dẹp hết bao vướng bận, để dành cho riêng My một chút thời gian. Bây giờ niềm ước mơ giấu kín ngày xưa, không dưng mà trở thành điều có thật với My. Hai mẹ con có nhiều thời gian ở bên nhau. My chở mẹ đi mua vải về may áo, vì mẹ vẫn ưa mặc những chiếc áo do My tự tay may cắt. Từ hồi còn ở bên nhà ,sau khi nghe mẹ thở than về bờ vai mẹ xuôi xuống nhiều quá mức bình thường, cho nên ít khi có được chiếc áo nào vừa ý từ những người thợ may quen thuộc ở gần nhà. My cũng không ngờ cô thợ may tài tử như My. lại làm mẹ hài lòng sau vài lần có những "tác phẩm để đời" vì chẳng giống như chiếc áo! Thỉnh thoảng mẹ cũng kêu My chở mẹ đi shopping, để mẹ có dịp tự tay mua tặng cho My những chiếc áo mà mẹ nghĩ My đã không có được trong thời tuổi nhỏ. Mẹ chọn, ngắm nhìn My thử áo, hài lòng. Mẹ lúc này đã sáu mươi mấy tuổi rồi, mà sao chiếc áo nào mẹ chọn cho My cũng đều hợp như ý thích của My.
Rồi My đi lấy chồng. Ba mẹ dường như ái ngại cho My. Trong đôi mắt ngườI thân, My lúc nào cũng yếu đuốI, nhỏ nhoi. Ba không che dấu cảm nghĩ và linh cảm đời My sẽ khổ. My biết mẹ âm thầm lo lắng, nhưng mẹ vốn hay giữ trong lòng những điều mẹ nghĩ, sợ làm My sẽ buồn hơn khi sắp xa rời vòng tay và bóng mát êm đềm trong tình mẹ. Bữa ăn cuối của My trước ngày đám cưới, mẹ cười thật buồn nói vớI các anh. Con nhỏ này đi rồi mai mốt món ăn nào bị chê không còn ai tiếp sức hết lòng. My cũng gượng cười theo mà con mắt đỏ hoe. My nói thì ra không phải má thương hay tiếc gì con. Má chỉ ngại không còn đứa thay con lu ngày trước, ráng ăn những thứ sắp đỗ đi, có phảI không? Mẹ My là người nấu ăn ngon. Nhưng ai đã từng nấu ăn thì biết, một đôi khi vẫn không ưng ý món ăn mình vừa nấu. Nó dường như thiếu hoặc dư một chút xiú gia vị nào đó mà ngườI ăn đã quen sẽ dễ nhận ra. Các anh My thường hết sức tự nhiên. Mẹ nấu ngon chẳng nghe khen một tiếng, nhưng khi ăn hơi khác thì buông lờI trêu chọc. Má ơi tuần này họ đang sale muối phảI không? Má xài muối rộng tay dữ cho nên thức ăn bị ế. My thường chẳng nói năng gì, chỉ nháy mắt các anh nhắc đừng trêu chọc mẹ, rồi My lặng lẽ ăn duy nhất món nào bị mọi người chê mà không màng đến dỡ ngon. Bởi My nghĩ còn được mẹ nấu cho ăn là còn hạnh phúc lớn trong đời.
My đi rồi nhà còn lại hai đứa em còn đi học. Đứa em trai thương mẹ và tỉ mỉ hơn nhưng không còn có thời gian để ý tớI mẹ nhiều vì vừa học, vừa làm, vừa lo cho bạn gái . Em gái nhỏ vẫn như không bao giờ lớn, tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi mấy chị theo chồng hết rồi mẹ còn qua phòng này nữa nữa làm chi? Mẹ lẳng lặng bước ra không nói một câu. Phải chi em My hiểu mẹ luôn luôn muốn gần con khi còn có thể gần. Người anh kế của My mỗI lúc ghé qua, anh than với chị dâu rằng mấy đứa kia đi lấy chồng anh thấy bình thường. Chỉ khi không còn My nữa thấy nhà sao vắng lạnh. Cũng may, còn có đứa em gái bà con, hay để ý những buồn vui của mẹ và hết sức đỡ đần khi thấy mẹ nhọc nhằn. Đứa em này những lúc My về, vẫn thường nói với My em nhìn dì lủi thủi một mình khi không còn chị nữa thấy mà thương, mà xót làm sao! My thầm cảm ơn đứa em gái nhỏ này, đã thay My ở bên cạnh mẹ. Mẹ là giòng suối mát êm đềm. Không riêng với một mình My, mà bất cứ ai ở gần bên cũng cảm nhận được điều này. My không ngạc nhiên khi thấy vài năm sau, khi mẹ của đứa em bà con sang, tình em dành cho người mẹ ruột không ấm áp ngọt ngào như đã dành cho mẹ của My suốt bao năm.
Bây gìờ, sau 22 năm ở Mỹ mẹ có mấy mươi đứa cháu nội ngoại gần xa, nhưng hẩm hiu hơn vì ba My đã ra đi gần đúng ba năm. Anh em My không nói ra mà cùng e ngại, sợ mẹ sẽ không chiụ nổi sự lẻ loi trong đoạn cuối đời làm người ở lại buồn. My biết My phải làm gì để giúp mẹ vượt qua nổi buồn đau quá lớn này đây. Sau khi ba mất, My mỗi tuần về với mẹ trong một ngày không phải cuối tuần. My vào nhà thấy im vắng buồn hiu. Đi ra ngôi chùa nhỏ trưóc nhà, thấy mẹ đang ngồi lần chuỗi niệm Phật trước bàn thờ ba nghi ngút khói nhang. Lẫn trong câu niệm Phật là tiếng nấc cố kềm giữ lại trong lòng, và đôi mắt đang ngập đầy giọt lệ. My lạy Phật, lạy ba xong ôm đôi bờ vai đang run run xúc cảm, rồi ngồi xuống nhẹ nhàng bên cạnh mẹ. My thỉnh một hồi chuông và bắt đầu giở những trang kinh. My biết tụng kinh cầu siêu từ dạo đó. My đã làm mẹ ấm lòng khi mỗi tuần bỏ hết để về ngồi bên mẹ, tự mình tụng những hồi kinh sìêu độ cho ba cho đến hết thất tuần.
Bây giờ, mẹ đã biến nổi buồn thưong của người ở lại, thành một chút niềm vui san sẻ rộng xa thêm đến những đứa bé mồ côi ở VN. Đứa cháu gái ở bên nhà có một tấm lòng nhưng rất đổi nghèo. Mẹ là người tạo phương tiện cho em hành thiện bằng những đồng tiền già của mẹ và kêu gọi nhắc nhỡ thêm đàn con 10 đứa vẫn luôn tha thiết với buồn vui của mẹ quanh đời. Quán ăn của mẹ giờ đóng cửa, chỉ còm quám cà phê của mẹ thôi. Không biết từ bao giờ, ba người anh trai của My bất kể ngày nắng hay mưa, mỗi buổi sáng đều ghé sang nhà mẹ cùng uống ly cà phê đầu ngày trước lúc đi làm. Đám con gái tự dưng lấy chồng rồi ở tụ lại chung một hướng phía tây nam thành phố, trừ mẹ con đứa em gái út hiện đang sống cùng mẹ một nhà. Các anh My vẫn quanh quẩn chung quanh khu xóm buồn tênh từ mấy mươi năm. Người anh kế thường gọi bầy con gái là đám Nga Mi còn các anh là phái Võ Đang. Mỗi khi mẹ về thăm đám Nga Mi và ở lại cả tuần, thì ở quán cà phê ven núi Võ Đang, các anh vẫn mỗi ngày đến đó dù không có mẹ. Đôi khi nhớ quá, anh trai gọi hỏi bao giờ quán chủ trở về, sao cứ đóng cửa đi hoài cho khách lâu năm cứ ngóng trông?
Cũng bây giờ, những đứa con đã lớn như My không còn ngần ngại khi bày tỏ lòng thương với mẹ. Ngày xưa chị em My ao ước, được mẹ vuốt ve để ý tới mình hơn. Bây giờ mẹ rãnh rang nhiều, cho nên đứa con gái nào cũng ráng tìm cho mình những phút giây có thể để tận hưởng những yêu dấu ngọt ngào còn diễm phúc trên đời. My và các em thường ưa được ghé nằm cạnh mẹ trên chiếc sô pha. Ôm và hôn nhẹ nhàng lên khuôn mặt một đời nhẫn nhục, thương con và cháu thương luôn cả những đứa trẻ mồ côi mà mẹ chưa lần nào gặp trong đời. Mẹ bây giờ cũng đã biết ôm hôn trở lại, những đứa con gái ngày xưa mà mẹ không có thời gian để ve vuốt nâng niu. Tuổi 82 của mẹ vừa mới qua rồi. Niềm ao ước cuối là được cùng bầy con gái một lần trở lại, đi khắp Bắc Nam để chia sẻ tình thương đến người thân lẫn người xa. Ước mơ của mẹ bình thường có vậy, mà sao My vẫn ngậm ngùi vì chưa biết đến bao giờ ,chị em My có thể vứt bỏ hết bao trói buộc chung quanh, để cùng mẹ một lần đi trở về trên những dặm đường được trãi bằng tình thương của mẹ, không phải chỉ dành cho các con thôi mà còn cho tới cả những đứa con tội nghiệp mồ côi, sống đâu đó nơi mọi miền đất nước.
"Mẹ ơi, con thương mẹ", là những câu mà chị em My không ngại ngùng bày tỏ hoài hoài. Xin đừng bao giờ ngập ngừng ngăn lại lời nói yêu thương, nếu như bạn vẫn còn cơ hội để nói với người mình thương đến muôn đời...
Quỳnh My
Mother 's Day, 2005
Comments
QM
Đêm buồn thỗn thức thương hoài mẹ yêu.
Giờ đây bóng mẹ xế chiều
Chưa từng nói một lời yêu mẹ hiền
Làm con chử hiếu vi tiên
Thân nam khó tỏ nổi niềm tâm tư
Mai này không dám chần chừ
Thì thầm với mẹ "con thư..ơng mẹ nhiều"
Cám ơn cô,
Vô Niệm
QM