Posts

Showing posts from 2018

Giá của Tự Do

Image
Tôi gặp Tuyết Nga và chị Thu Hương từ dạo tháng hai, khi trao tặng số tiền mà Thầy Cô và anh em trường Trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn xưa cùng đóng góp, giúp hai người đàn bà có số phận vô cùng bất hạnh. Mới đó mà hơn nửa năm trôi qua rồi chị em tôi mới có dịp đến thăm. Lần đến thăm này các chị tiếp chúng tôi ở chung cư. Không như thời gian mới định cư ở Houston, vì là nạn nhân của tệ nạn buôn người nên tạm thời cả hai không được phép tiết lộ nơi cư ngụ. Trước khi đi, em tôi phone hỏi rồi hai chị em ghé qua chợ VN để mua vài món các chị cần. Đến thăm Tuyết Nga, Thu Hương lần này có vợ chồng bs nha khoa Chu Văn Cương (Phục Hưng)- Phạm Thùy Linh và các cô em nhóm Âu Cơ. Thùy Linh chu đáo order thức ăn trưa mang đến ăn chung cho có không khí gia đình, thay vì kéo nhau ra nhà hàng quanh đó. Chúng tôi còn mang tới nhiều quần áo cho mùa hè lẫn mùa đông cho hai chị. Tuyết Nga ngoài những thương tật trầm trọng đeo mang, vừa thoát khỏi địa ngục của lũ buôn người, em vướng thêm c

Buồn

Image
Cũng con đường trải đá nhỏ li ti. Cũng mặt hồ in bóng hàng cây và xa tận phía chân mây mặt trời đang chìm xuống...Mới ngày nào lẩn trong tiếng gió thổi qua vai, tiếng lạo xạo từ những viên đá nhỏ dưới bàn chân bước vội là âm thanh tiếng nói cười rộn rã trộn vào nhau. Đã qua rồi những ngày vui thuở ấy. Chiều nay nỗi buồn trải dài theo từng bước chân chẳng còn nhanh như dạo có em, dẫu có hai ngườinhư chiếc bóng không rời. Lặng lẽ và im vắng quá. Mùa hè vẫn còn mà sao vắng tiếng nô đùa của lũ trẻ trên sân cát. Chợt nhớ tiếng cười của em giòn giã quanh đây những buổi chiều xưa Em từ New York dọn về, trở thành cô láng giềng gần. Mỗi đứa đều có một người mẹ già và một gia đình thiếu vắng niềm vui. Bước ngoặc cuộc đời làm hai đứa chông chênh. Đôi bờ vai nhỏ chất đầy những nỗi buồn phiền đã đẩy mình gần nhau hơn khi lấy khổ làm vui. Không biết có bao nhiêu buổi chiều hẹn nhau ở công viên. Hai bà mẹ ở hai căn nhà cùng ngồi ngóng hai đứa con gái ra công viên đi bộ. Mình đã

Nhớ Mẹ

Image
Từ khi không còn mẹ, tôi trốn nỗi buồn, nỗi trống vắng lặng thầm bằng cách đi làm ngày lễ Mother’S Day- là ngày nghỉ của tôi. Năm nay không ngoại lệ. Những người khách thân tình tỏ vẻ xót xa. Tôi trấn an rằng, được gặp những bà mẹ cùng con gái, nhìn họ hạnh phúc bên nhau, đó cũng là hạnh phúc của tôi. Bà Kathleen lắc đầu không biểu đồng tình. Bà nói tôi cũng là người mẹ, là niềm vui của các con tôi. Đã tám mùa lễ trôi qua không có mẹ, mà sao nỗi trống trải, quạnh hiu vẫn còn nguyên. Vừa rồi trong ngày giỗ mẹ tôi, sau bữa ăn gia đình đám chị em gái và chị em dâu tự dưng xoay quanh câu hỏi: Làm thế nào để mai này được con dâu, con rể mến thương? Chúng thực sự “về nhà” mỗi lúc đến thăm, thực sự xem mình là người mẹ thứ hai của chúng. Đứa em dâu nhỏ nhất góp lời. Em sẽ ráng học theo má mình để con dâu, con rể thương mà muốn về thăm. Về nhà má lúc nào cũng có món ăn ưa thích má nấu để sẵn đợi mình. Má lúc nào cũng cười hiền, nhỏ nhẹ hỏi han chuyện nhà, chuyện việc làm. Đó là sự quan

Em về đâu sau tháng Tư 1975?

Image
T ôi cảm thấy tim mình như thắt lại, lòng quặn đau theo từng giọt nước mắt không ngừng rớt xuống trên bàn phím. Đó là một ngày sắp vào đông. Người cựu giáo sư khả kính thời Trung học gởi vào diễn đàn câu chuyện thương tâm. Cô kêu gọi học trò cũ mở lòng ra giúp.   Người con gái bất hạnh trong câu chuyện thật, là đứa bé mới lên 5 trong ngày tang của tháng Tư xưa. Những năm tháng đi qua cuộc đời đứa trẻ mồ côi, là chuỗi ngày tối tăm, đau khổ lẫn nhục hình, gặm mòn thân xác héo khô. Từ một thiếu nữ thanh xuân chưa bước vào đời, cô đã bị bắt cóc rồi trở thành nạn nhân tình dục. Sau khi đào thoát, cô tiếp tục bị bán cho bọn buôn người. Và rồi thảm cảnh xảy ra, hủy hoại khuôn mặt và biến cô thành cô gái mù lòa tàn phế trọn đời    Em tên là Nguyễn Thị Tuyết Nga. Năm lên hai tuổi, Tuyết Nga và người anh trai trở thành cô nhi. Cha em là quân nhân thuộc binh chủng nhảy dù, đã tử trận trong mùa hè đỏ lửa 72. Gia đình cô nhi tử sĩ này nhận thêm bất hạnh, khi ba mẹ con bị đẩy ra khỏi th