Đà Nẵng gang


Mùa hè năm nay tôi không phải đợi phone để nghe con trai kể về những ngày “Da Nang Gang” Reunion ở Portland, tiểu bang Maine.
 
Từ lúc con báo tin và tỏ ý muốn chúng tôi tham dự, chỉ trước ngày họp mặt hơn hai tuần. Tôi book vé máy bay, thuê xe nhanh hơn bao giờ. Để trả chỉ bằng nửa số tiền bay đến Portland, con trai bảo tôi mua vé đến Boston, từ đó lái xe chừng một tiếng rưởi tới nơi họp mặt. Trừ một gia đình cư ngụ tại Portland, mọi người sẽ ở hotel với giá đặc biệt dành cho group. Chưa bao giờ Da Nang Gang xôn xao như lần này. Từ N.Carolina con gọi cho tôi kể chuyện huyên thuyên. Vinh cũng gọi phone cho từng gia đình, báo tin bố nó sẽ có mặt cùng tôi trong kỳ Reunion này sau mười năm vắng bóng. Mười năm, đám trẻ nhỏ giờ trở đã trở thành những cô cậu sinh viên sắp bước qua tuổi 22. Chúng nôn nao chờ gặp lại để đi club uống cho say mà không cần ID giả nữa. Cha mẹ lũ trẻ bây giờ, người yếu bệnh với tuổi đời, người buồn bã vì lũ con vốn rất hiền ngoan, có vài đứa vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình nề nếp.
Năm 1996, có 14 gia đình từ Mỹ đến Hội An, Đà Nẵng nhận con nuôi tại Trung Tâm Trẻ Mồ Côi. Trong số này chỉ duy nhất một đứa bé là Vinh, được đón về bởi bố mẹ VN. Những người đồng hội, đồng thuyền thắt chặt tình thân sau khi đem con về Mỹ. Mỗi năm, vào tháng Sáu họ hẹn gặp nhau cho lũ trẻ nghỉ hè chung, người lớn cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Sau vài năm, chỉ còn lại 5 gia đình với 5 đứa trẻ cùng chung nhóm, thêm ba đứa ở tỉnh khác được gia đình nhận vào trước và sau năm 96, tiếp tục đi họp mặt.
Bọn trẻ coi nhau là anh em. Người lớn đối với nhau như cùng một gia đình. Họ Reunion 4 ngày vào mỗi mùa hè. Tuy chưa gặp, tôi thuộc cả tên Mỹ và tên Việt nhóm Đà Nẵng Gang của Vinh- con trai chúng tôi và các anh em của chúng. “Đà Nẵng Gang” giờ còn năm đứa- hai trai, ba gái. Vinh ra đời trước vài tháng, là anh lớn nên giữ việc liên lạc chung với từng gia đình Trong nhóm, có hai gia đình từng đến VN nhiều lần để nhận con nuôi. Bà Anne và ông Bill sống ở Michigan, ngoài bốn người con ruột đã trưởng thành, họ có 13 đứa con nuôi mà 3 đứa là VN. Còn lại là những đứa bé tàn tật bẩm sinh hay bị bạo hành, xâm phạm tình dục hoặc có cha mẹ hút sách, nghiện rượu ở Mỹ…Năm ngoái, khi biết chúng tôi tới Michigan dự đám cưới đứa cháu, bà Anne và ông Bill hẹn mời đi ăn tối. Đêm đó, từ trang trại ở vùng quê, ông bà lái xe hơn một tiếng, dẫn theo Amy-Hoài, đứa con gái trong nhóm Đà Nẵng và bạn trai, thêm Brandon- đứa bé trai nửa trắng nửa Phi châu, trở nên tàn tật vì cha ruột quăng xuống cầu thang khi còn rất bé.
Ông Bill là cựu chiến binh tham chiến ở VN. Trở về Mỹ ông làm nghề lái xe tải đường dài. Ở tuổi về hưu nhưng ông vẫn còn lái xe và làm thêm việc ở nông trại trong mùa thu hoạch. Vợ ông, bà Anne cũng nghỉ làm y tá đã lâu để chăm sóc đàn con. Sau Amy, ông bà có thêm hai đứa con gái VN, trong đó một bé là người Mường. Lần đầu gặp bà Anne, tôi không ngạc nhiên vì sao bà nhận nuôi quá nhiều con. Ở bà, toát ra vẽ diu dàng, nhẫn nhục của bà mẹ hiền một đời tận tụy vì con. Brandon khi về với bà, bác sĩ cho biết nó sẽ mãi mãi nằm một chỗ không thể nói, không đi đứng được sau nhiều lần giải phẫu với nhiều căn bệnh bẩm sinh lẫn bị bạo hành. Bằng tình thương, sự hy sinh và lòng kiên nhẫn vô bờ, bà Anne đã giúp Brandon hồi phục. Cháu nói chậm và đi khập khễnh, dự lớp học dành cho người khuyết tật. Mười hai tuổi, nó vẫn còn đeo theo bà Anne như đứa bé con. Bà cực nhọc với mấy đứa con khuyết tật, có mấy đứa nằm một chỗ nên chỉ ngủ vài ba tiếng mỗi đêm. Brandon thức chờ mẹ cho đến khi nào bà Anne xong việc. Đêm đó trong nhà hàng Brandon ngồi gần tôi. Nó nói chuyện với Vinh và hay nhìn tôi cười tỏ vẽ muốn làm quen. Lúc chào nhau, tôi ngạc nhiên quá sức khi Brandon quay sang bà Anne nói nhỏ:
-Mẹ ơi! Con muốn ôm hug Ly từ giã có được không?
Tôi bước đến, nhẹ nhàng ôm thằng bé, cùng lúc Brandon cũng vòng tay ôm tôi, nỗi hạnh phúc ngập tràn trong đôi mắt nó. Brandon về nhà, mang theo niềm vui đó thật lâu. Nó còn vẽ tranh nói để dành tặng cho tôi. Khi Vinh gọi, nó reo lên gọi tên tôi mãi bởi nghe giọng nói của Vinh, nó liên tưởng đến tôi.
Trong nhóm DaNang Gang, Quang là đứa em trai thân nhất với Vinh có bố và mẹ đều là bác sĩ. Ông bà Nat và Donna ngoài con trai ruột là Orin họ có ba đứa con nuôi. “Bánh bao” sinh quán ở Hòa Bình, miền Bắc VN là đứa con nuôi đầu. Thằng bé trắng trẻo, mê ăn bánh bao nên các cô “bảo mẫu” gọi là Bánh Bao. Sau Quang, họ muốn thêm bé gái nhưng ở VN chương trình này đã bị ngưng. Ông Nat sang Cambodia đem về cô con gá nhỏ. Bé Katherine năm nay 18 tuổi, nhỏ nhắn, xinh đẹp bên cạnh ba đứa anh trai luôn chăm sóc, thương yêu.
Trừ chàng và tôi ở xứ nóng Houston, hầu hết mọi người đều sống quanh vùng lạnh. Tận dụng hai tuần lễ trước chuyến đi, mỗi đêm tôi ngồi đan khăn choàng cổ tặng cho đám trẻ. Vinh không giấu nỗi mừng vui, và càng vui hơn khi vào ngày cuối tôi báo tin có quà cho cả bà Dawn, người sáng lập và điều hành chương trình nhận con nuôi ở VN mấy mươi năm về trước, và bố mẹ của lũ trẻ. Hai mươi chiếc khăn len đủ màu ấm áp tình thân, tôi làm trong thời gian ngắn nhất. Vinh reo mừng. Con biết tôi sẽ không lạc lỏng dẫu lần đầu góp mặt với “Da Nang Gang” của nó. Chiếc khăn dành cho bà Dawn đặc biệt có nhiều màu. Mỗi màu tượng trưng cho những đứa trẻ mà nhờ tấm lòng và sự làm việc tận lực, tận tâm của bà 21 năm về trước, ngày nay chúng có mặt nơi đây.
Tôi vẫn đi làm ngày thứ Sáu nên chọn chuyến bay trễ. Đến phi trường Boston, mướn xe xong đã quá nửa đêm.Vinh gọi cho biết đám anh em nó sẽ đi club uống rượu tiện thể thức chờ tôi đến. Lũ trẻ đã chờ đợi ngày này lâu rồi, ngày cả bọn đủ 21 tuổi để cùng nếm mùi say bí tỉ. Tới hotel gần hai giờ sáng, chỉ có mình Vinh đợi ở lobby. Con chạy ra ôm mừng rồi phân trần. Tụi nó say ôm nhau khóc rồi đi ngủ. May mà có Katherine em thằng Quang chở tụi con về.
Bữa ăn sáng đầu tiên ở hotel, tôi gặp mẹ Vinh cùng vợ chồng ông Bill bà Anne với các con. Gia đình bà Anne có 8 người đi. Amy Hoài và Hannah Bảo dắt bạn trai theo, thêm Amanda- cô bé Mường với Brandon. Sắp 13 tuổi rồi, Brandon lớn nhanh ngó thấy. Lần gặp năm ngoái không còn đọng lại trong trí nhớ nhưng chỉ sau buổi ăn sáng Brandon đeo tôi dính như sam, nó còn khoe với mọi người tôi là người bạn thân nhất trên đời của nó! Tôi ngồi đâu Brandon cũng tới cạnh bên tựa đầu lên vai, đưa tay cho tôi nắm. Mấy đứa con gái trong nhóm trêu thằng bé. Brandon “ăn cắp” cô Ly, coi chừng chồng của cô ghen. Brandon không biết rằng nó cao sắp bằng tôi và nặng ký, lại hỏi xin được ngồi lên đùi như còn bé lắm. Tôi cho nó ngồi một lúc rồi dỗ dành. Con lớn rồi, tựa đầu lên vai được rồi. Brandon có vẽ buồn, tựa vai tôi một hồi nó tới hỏi Katherine. Con bé có thân người nhỏ bé hơn tôi, nhưng cũng ráng chiều, để cho Brandon ngồi lên đùi một lát. Vinh nhìn tôi lắc đầu. Con lo nó làm gẫy xương của cô với Katherine!
Dr Donna mẹ của Quang dù rất bận, vẫn đến hotel bàn chương trình họp mặt với mọi người trước lúc đi làm. Vinh cho tôi biết sẽ đi phà qua đảo và ăn trưa ở đó. Lũ trẻ đi tắm biển, người lớn dạo quanh ngắm cảnh hay mua sắm. Buổi chiều, ông bà Nat- Donna mời mọi người tới nhà ăn tối. Lúc ra xe, tôi được giới thiệu với ông bà Pat và John, bố mẹ của Hannah Mai- đứa em trong nhóm của Vinh. Ông John 86 tuổi, vừa mới mỗ tim năm ngoái. Bà Pat trẻ hơn ông nhiều lắm. Vinh nói chúng tôi sẽ đi chung xe với họ. Ngược với tính thâm trầm, ít nói của cặp Bill-Anne, chúng tôi cười không ngừng vì những câu nói khôi hài, vui nhộn của ông John thỉnh thoảng xen vào giữa câu chuyện liên tu, bất tận của vợ ông. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu như bà Pat lái lạc đường, vậy mà trong mấy ngày đi chung chuyến đó chẳng xảy ra.
Vinh kể với tôi trước chuyến đi, bà Pat vui lắm khi nghe tin chàng với tôi góp mặt. Bà pha trò. Lần này bà Anne khoe thay đầu gối mới, mẹ Caitlin- Hải Thanh có xương chậu mới, còn bố con thì... vợ mới! Ồ, ta nghĩ ra rồi, sẽ đem rượu mới để cùng uống với bố con mừng ngày gặp lại. Nghe vợ nói xong, ông John tiếp lời ngay. Nhớ nói với bố con kiếm dùm ta một người vợ mới nữa nghe! Bà Pat kêu lên. Bình thường ông có bệnh lãng tai. Sao hôm nay nghe rõ và nhanh quá vậy? Vinh nói với tôi bà Pat thường đem rượu tới mỗi lần họp mặt nên lúc trước hay đối ẩm cùng với bố. Ông John hiền, tính khôi hài. Họ rất mực yêu thương cô con gái VN. Bà Pat giữ nguyên họ tên trong giấy khai sinh kèm tên Mỹ của con. “Hannah Mai Thi Anh Donohue”, bà không bỏ bớt chữ nào khi gọi tên con gái. Ngày tới Đà Nẵng bồng bé Mai Thị Ánh về Mỹ thì ông John đã 65 tuổi. Thương con họ yêu thương cả VN. Vừa gặp nhau bà Pat đã khoe, chiếc áo trắng bà đang mặc có thêu hoa nhỏ li ti là mua ở VN. Sau hơn 10 năm ở Mỹ, lũ trẻ được bố mẹ dắt về thăm Đà Nẵng. Ông John mua chiếc mũ in hình lá cờ cộng sản VN. Đến kỳ Reunion, ông đội mỗi ngày trong nỗi hân hoan, hãnh diện. May mà nơi họp mặt toàn người bản xứ nên không ai để ý ngoài hai người VN trong nhóm. Phải giải thích mãi ông mới hiểu đó là cờ cs, biểu tượng cho đảng độc tài, sắt máu đã gieo rắc bao mất mát đau thương cho dân Việt. Cũng vì sự xâm lẳng của cộng sản bắc Việt mà hàng triệu người dân miền Nam phải bỏ nước ra đi, chấp nhận hy sinh cả sinh mạng để đổi lấy hai chữ tự do trên miền đất mới. Lá cờ gợi lại nỗi đau quá khứ kéo dài qua hiện tại, bởi giờ đây VN chưa có tự do.
Vinh nói với tôi, ông bà John- Pat yêu cầu được đi chung xe với “gia đình tỵ nạn VN” trong lần họp mặt này. Bà Pat vừa lái xe vừa nói chuyện huyên thuyên, mẹ Vinh ngồi bên cạnh chỉ đường ra bến phà đi sang Peaks Island. Băng sau tôi ngồi giữa ông John và chàng. Với thói quen hay để ý người già, tôi nhanh nhẹn cài dây an toàn cho ông John xong rồi mới tới phiên tôi. Ông vui thấy rõ và sau này hay giả bộ chê bà Pat, chăm sóc ông không giống “that girl”!
Cho tới khi đợi phà đưa sang đảo chúng tôi mới gặp đủ mặt 5 anh em Đà Nẵng-Hội An của con trai. Caitlin-Hải Thanh nhỏ bé, dễ thương. Hannah Mai dáng to cao, mạnh mẽ. Quang vẫn gầy và Amy- Hoài hôm nay thật xinh xắn trong chiếc áo đầm đi biển màu xanh đậm. Đám trẻ được Vinh dẫn đến giới thiệu. Bây giờ chúng đã là những chàng trai và thiếu nữ, mừng vui đến chào bố Vinh rồi ôm hug chúng tôi. Vinh lúc nào cũng ưu ái, ân cần khi giới thiệu tôi là mẹ. Tôi dặn đám trẻ từ nay gọi tôi bằng “cô Ly” thay vì chỉ gọi tên. Trong thâm tâm tôi muốn đem chúng về gần lại với nòi giống Việt, bởi xa cội nguồn đã quá lâu rồi. Cả đám trẻ thoáng chút ngạc nhiên rồi tỏ vẽ mừng vui, khi hiểu ý nghĩa tiếng cô mà tôi muốn. Vinh nói nhiều năm rồi bọn chúng quen nghe con nhắc đến cô, hoặc nhiều khi con nói chuyện với cô khi tụi nó ở cạnh bên. Bánh Bao chừng như cảm động, khi nghe tôi gọi đúng tên trong lần gặp đầu tiên. Tôi thương khuôn mặt có vẽ buồn buồn, chịu đựng, lặng lẽ vô cùng bên những xôn xao của đám em. Quang vẫn còn nghịch ngợm nhiều. Chàng nắm tay tôi tới đứng kế Quang, bảo em nhìn xuống hai bàn chân bên cạnh xem sao. Trời ạ! Thằng bé sơn những móng chân màu xanh giống hệt màu sơn móng chân tôi!
Bữa ăn trưa trên đảo tôi với chàng ngồi chung bàn với ông John, ông Bill và Amy cùng Jake, bạn trai của Amy, trong một nhà hàng nhìn ra vùng nước bao quanh đảo. Ông Bill và chàng gọi beer uống với nhau. Có nhiều nhà hàng seafood ở Portland, đặc biệt là món lobter, nghêu, sò tươi ngon của địa phương. Mọi người chọn món ăn, hai bố con của ông Bill và Amy chỉ gọi món khoai chiên. Lâu lâu đứa con gái VN mảnh mai, yểu điệu xoay qua ôm bờ vai ông bố Mỹ. Điều này gợi cho tôi hiểu vì sao những đứa con gái vừa mới lớn trong gia đình này sớm có bạn trai, việc học bị ảnh hưởng là điều khó tránh. Chúng cần tình thương và sự quan tâm chia sẻ của mẹ cha. Vòng tay và sức lực của ông bà Bill- Anne giới hạn, cho dù cả hai hầu chưa từng sống cho mình. Hạnh phúc riêng phần họ chính là đàn con mười mấy đứa mà ông bà ôm trọn, khi mùa thu cuộc đời đang đến thật gần. Sống ở vùng quê tỉnh nhỏ, nơi có mùa đông dài lạnh lẽo, dễ làm cho con người rơi vào trầm cảm, cô đơn nếu như không có lý tưởng, niềm tin và sự lạc quan để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Rồi trong đám con cũng có đứa ưa nổi loạn khi bị gò vào sinh hoạt bình thường, mẫu mực của gia đình. Vinh nói bà Anne thường dễ khóc và đau khổ lắm khi có đứa con phản kháng, bỏ nhà ra sống bên ngoài.
Qua Vinh, tôi biết năm gia đình trong nhóm cùng ngồì lại. Họ chia nhau nhận lãnh gia đình nào sẽ nuôi đứa trẻ nào, nếu như bố mẹ của nó không may mất sớm. Vinh nói, chỗ dành cho Amy còn để trống, bố và cô muốn nhận không? Tôi với chàng nói rất sẵn lòng. Rồi tôi kể cho con nghe về ngôi chùa Lá ở Nhà Bè, nơi có những đứa trẻ bụi đời lang thang trên đường phố, được các nhà sư đem về chùa nuôi dạy. Mấy lần đến thăm, tặng quà và thuốc cho lũ trẻ, tôi ao ước giá mà được nhận một bé gái đem về Mỹ. Vinh ngạc nhiên. Thì ra cô cũng muốn nhận con nuôi ở VN. Rồi Vinh vừa nói vừa cười. Bây giờ thì có rồi nè! Amy sắp lấy chồng. Vậy là bố với cô lo đám cưới cho tụi nó! Tôi cười xòa. Không phải vậy đâu con. Nếu Amy là con gái VN thì thằng Jake có bổn phận phải lo mọi thứ khi cưới vợ. Giao Amy cho gia đình mình, ông bà Bill-Anne khỏi phải lo đám cưới cho con gái theo phong tục Mỹ.
Sau lúc đi chơi ở đảo về, mọi người xuống lobby của hotel để mừng bà Dawn Degnahart vừa đến. Vinh nói kỳ Reunion năm nay đặc biệt, nên con gọi mời “Grandma” và được bà nhận lời con cũng không ngờ. Đã 86 tuổi, bà Dawn lái xe vượt đoạn đường 5 tiếng đến đây. Thoạt mới nhìn bà, tôi nhớ mẹ nao lòng. Sự nhẹ nhàng, từ tốn, khoan thai lồng trong nét phong sương chưa phai nhat trên khuôn mặt người đàn bà cao tuổi. Bà có một thời gian dài tới lui, làm việc ở VN. Biết bao trung tâm dạy nghề, cùng nơi dung chứa những mảnh đời bất hạnh mà bà không ngừng đóng góp, vận động để hình thành. Bà Dawn có một người con nuôi ở VN. Cô gái Việt này cũng nối bước mẹ trở về sống ở VN rất nhiều năm, trong việc làm thiện nguyện giúp đời, cứu giúp những mảnh đời bất hạnh dẫu gặp nhiều chướng ngại từ nhà cầm quyền cs.
Chiều hôm đó, ở nhà Dr Nat và Donna, tôi trao tặng bà Dawn chiếc khăn choàng cổ. Bà choàng lên vai, thật cảm động khi nghe tôi giải thích ý nghĩa vì sao chiếc khăn dành cho bà có thật nhiều màu. Chúng tôi có bữa ăn tối trước sân nhà, bên những bụi hoa khoe sắc thắm, cùng với lobter, bắp luôc, thêm hot dogs do mấy anh em Quang nướng. Chàng dẫn tôi đi xem vườn rau của Donna với đủ loại rau, tỏi, măng tây,đâu hòa lan. Vinh dắt tôi ra phía sau nhà để xem chuồng gà gia đình nuôi lấy trứng. Mỗi năm Donna phải ra tòa để có được sự chấp thuận của thành phố. Chòm xóm láng giềng quanh đó cũng hưởng chung quyền được nuôi gà vịt với điều kiện không giết thịt, không có tiếng gáy làm phiền hàng xóm. Nghe kể tôi mới biết loài gà không muốn sống một mình một khi đã sống cùng đồng loại. Donna thường nuôi hai hoặc ba con. Khi những con kia già, bệnh chết đi thì con duy nhất còn lại sẽ tự nhổ lông mình cho đến hết để được chết theo đồng loại. Để tránh điều thương tâm này, Donna lúc nào cũng mua thêm cho đủ hai con hoặc nhiều hơn. Cảm thương tình đồng loại của loài gà, tôi tự hỏi sao con người không được như chúng nhỉ? Ai chết mặc ai, miễn mình được no say, đầy đủ hơn người là mãn nguyện rồi cũng là cách sống của nhiều người.
Ông Nat vui nhiều khi gặp lại chàng. Vinh nói không có bố, mấy năm sau này ông không đi họp mặt. Làm nghề bs nhưng ông Nat mê lãnh vực IT. Tôi không ngạc nhiên khi thấy hai người ý hợp tâm đầu. Có thể sau khi retire, ông sẽ làm việc mà ông hằng ưa thích. Cả hai vợ chồng có nếp sống giản dị đến không ngờ. Bên trong căn nhà chỉ có những gì cần thiết cho sinh hoạt mỗi ngày, hoàn toàn không thấy bóng dáng của đồ vật phô trương lối sống trưởng giả như đa số những người cùng giới. Ông xuất thân là con nhà giàu. Vợ ông, Donna là cô gái nghèo, bản lãnh, thông minh. Cả hai gặp nhau khi đã là bs, cùng đi làm thiện nguyện ở châu Phi. Sau khi họ kết hôn, Donna đã thay đổi chàng công tử xa hoa, phù phiếm trở thành người giản dị từ cách sống đến tâm hồn. Họ cho đi không tiếc trong khi cả gia đình gạt ra ngoài mọi thứ tiện nghi vật chất mà họ cho là không cần thiết.
Đêm ở Portland thật lạnh. Lũ trẻ kéo nhau ra khoảnh sân sau ngồi quanh đống lửa, mở nhạc lên cùng hát với nhau. Brandon như bừng lên sức sống. Nó thuộc nhiều bài, hát theo bằng tất cả sự hứng thú đam mê. Quang có ngón đàn tuyệt diệu do thiên phú nhiều hơn học hỏi. Tôi thoáng ngạc nhiên khi thấy ông Nat mang đàn ra sân cho con rồi lại mang vào. Vinh nói Quang uống nhiều wine nên từ chối không đàn đêm đó. Gió bắt đầu làm mọi người co ro lạnh. Chúng tôi theo ông bà John-Pat ra về. Vinh nài nỉ kêu ở lại, con sẽ chở về sau. Không muốn con bỏ dở cuộc vui hứa hẹn rất dài này, tôi cười nói ông John bà Pat về một mình sẽ buồn nhiều. Những chiếc chăn choàng đã trao tặng cho tất cả mọi người. Brandon choàng quanh cổ, hãnh diện khoe với mọi người nó có chiếc khăn đẹp nhất, khi gặp nhau tại bữa ăn sáng ở hotel. Tôi vui khi thấy lũ trẻ vui, từng đứa trong mỗi gia đình tìm tôi để cảm ơn. Thật bất ngờ khi Bánh Bao nói với tôi. Con không biết đan kiểu đẹp như cô. Cảm ơn cô đã tặng con chiếc khăn kiểu đặc biệt hơn của mấy đứa kia. Vinh cho biết, Donna dạy đám con trai học nữ công gia chánh và luôn cả múa Balet cùng cô con gái Katherine. Khi đám anh trai chơi đùa, bé Katherine cũng tham gia trò chơi của con trai. Ngày kế tiếp thì mấy thằng anh chơi trò chơi con gái với em. Mấy đứa trẻ được mẹ dạy chuyện gì cũng có thể làm, không nề hà phân biệt của con trai hay gái. Đêm qua Bánh bao tâm sự với anh em. Nó nói tham dự Reunion của Da Nang Gang suốt bao năm, nó thường mang cảm giác lẻ loi, thừa thải. Đây là lần đầu nó thấy ấm lòng, nhận món quà đầu tiên từ trong nhóm. Nó thật sự không bị bỏ quên. Vinh nói, con thấy nó chảy nước mắt trong đêm đó.
Ngày chủ nhật, bữa ăn trưa được chọn là tiệm bán thức ăn nhanh đồ biển. Order, chờ lấy thức ăn xong, mọi người ra khoảng đất trống nơi có những chiếc bàn ở ngoài trời. Gần đó là hồ nước êm đềm, nối liền nhau như một một con sông. Những chiếc thuyền màu trắng nổi bật trên màu xanh của nước, của rừng cây phía xa xa. Chưa bao giờ tôi được thưởng thức trọn vẹn một bữa ăn ngoài trời, giữa cảnh thơ mộng bình an quá đổi của thiên nhiên thật đẹp chung quanh. Mùa hè ở đây chưa bắt đầu nhưng mới hơn 4 giờ trời đã sáng rực rồi. Bình minh đến sớm và mặt trời lặn trễ- khoảng 8:30 tối. Ngày thật dài với nắng ấm và những cơn gió mát, đôi khi thấy co ro vì lạnh.
Sau bữa trưa, trở về hotel gia đình ông bà John- Pat và Hannah Mai từ giã sớm. Bà Pat ôm tôi với chàng không biết mấy lần trước lúc chia tay. Bà ân cần mời chúng tôi đến viếng thăm ông bà ở Connecticut. Ông John hiền từ, vui tính, khôi hài luôn đem tiếng cười lại cho tất cả trong những lần đi chung xe mấy ngày qua. Tôi mừng, thấy ông khỏe mạnh không có vẽ vừa mới qua cuộc giải phẫu tim khi tuổi đã cao. Tôi ôm hug ông trong niềm thương mến chân thành. Làm sao biết sẽ còn cơ hội nữa. Lần này tôi cũng không có dịp nói chuyện với cô con gái cưng của ông bà. Hannah Mai đã rời Port Land sớm nhất, để tiếp tục việc làm trong mùa hè. Về lại Houston sau lần đó, tôi tìm mua chiếc nón có in hình lá cờ VNCH gởi tặng ông. Ông không rời chiếc nón kể cả khi nằm ngủ trưa trên chiếc ghế ngã ra sau. Vinh nói ông vô cùng hạnh phúc vì “that girl” vẫn nhớ đến ông.
Có mấy tiếng tùy nghi, chàng chở tôi đi Freeport, nơi có tiệm L.L Bean nổi tiếng tọa lạc trên khu đất vô cùng rộng. Tiệm mở cửa 24/24 mỗi ngày, bán đủ thứ quần áo, vật dụng cần thiết trong sinh hoạt gia đình lẫn ngoài trời như chèo thuyền, săn bắn, thể thao. Tôi thích đi trên những con dốc nhỏ quanh co, ngắm nhìn từng cửa tiệm được trang trí bên ngoài bằng những lẳng hoa tươi nhiều màu thật đẹp, cho cảm giác ấm áp, hiền hòa giữa khu phố cổ bình yên. Vinh nói sống ở đây dễ bị trầm cảm lắm vì mùa đông rét mướt, lê thê. Dịp Reunion là những ngày hạnh phúc của Quang vì được vui đùa, phá phách cùng nhóm anh em Đà Nẵng. Sau đó là những ngày buồn, bệnh kéo dài. Bánh Bao nhiều lần nói nó sợ Reunion bởi không cam tâm nhìn đứa em đắm chìm trong trầm cảm.
Đêm cuối, cả nhóm order pizza và nước uống để ăn chiều trong phòng họp, trước khi bà Dawn trả lời những câu hỏi xoay quanh việc đi tìm huyết thống ở VN. Amy Hoài nói muốn tìm để biết về tiểu sử bệnh lý trong gia đình. Caitlin Hải Thanh, đứa bé bị bỏ lại trong bệnh viện, được một bác sĩ đặt tên không có họ kèm theo, cho biết chỉ muốn tìm người chăm sóc mình trong mấy tháng ở viện mồ côi trước khi bố mẹ nuôi mang về Mỹ.
Quang sẽ tiến hành việc đi tìm nguồn cội. Còn lại Hannah Mai và Vinh, cả hai cùng cho biết sẽ không tìm kiếm cha mẹ ruột. Chúng tôi nói với Vinh. Con đã trưởng thành và có sự chọn lựa riêng mình. Nếu như ngày nào đó con đổi ý muốn đi tìm cha mẹ, chúng tôi luôn hỗ trợ. Tình thương vốn không giới hạn. Khi yêu thương dễ dàng một người không quen biết ở xa, thì chuyện yêu thương, đùm bọc dành cho người thân của con mình đối với chúng tôi là việc nên làm. Ngày vui qua mau, buổi họp cũng đã xong. Theo tiển bà Dawn ra bãi đậu xe trước hotel, tôi không kịp ôm Brandon từ giã vì ba giờ sáng mai cả nhà bà Anne ra phi trường về lại Michigan cho nên họ đã về phòng đi ngủ sớm. Sau khi chụp vài tấm hình, bà Dawn ôm từng người trước lúc lên xe,. Bà không quên cảm ơn thêm lần nữa về chiếc khăn choàng tôi tặng. Sức yếu tuổi cao mà đường về xa quá! Tôi ái ngại nhìn bóng đêm dần xuống trong lúc bà ân cần hẹn năm sau gặp lại. Qua con tôi biết bà đang chống chọi với căn bệnh cancer. Bên trong chiếc xe của bà, nhìn giống như một office lưu động nhỏ. Có đủ lap top, máy in, giấy và dụng cụ văn phòng cần thiết. Bà vẫn tiếp tục trãi dài tình thương, tình người đến nhiều nơi trong việc điều hành ba cơ quan từ thiện trong và ngoài nước Mỹ, hoạt động không ngừng từ mấy chục năm qua.
Buổi tối đó Caitlin Hải Thanh ngồi bên tôi hỏi chuyện VN, hỏi tôi sống ra sao sau ngày miền Nam mất vào tay cộng sản. Nghe tôi kể, Hải Thanh và Quang mới biết rõ hơn về quê mẹ VN, nơi chúng được sinh ra. Tôi cảm thấy thật gần, thật thương đứa con gái nhỏ bé, 21 tuổi mà nhìn như 15,16, thật thùy mỵ, thông minh, mang lòng trắc ẩn với tha nhân. Tôi tiếc rằng không có đủ thời gian để kể chuyện VN bây giờ, cho những đứa trẻ như trái chuối vỏ vàng, ruột trắng biết hiểu nhiều hơn đời sống của người dân ở bên kia.
Đà Nẵng Gang tan hàng sau 4 ngày êm ả, nhẹ nhàng. Đợi Hải Thanh xong bữa ăn sáng ở hotel, chúng tôi tiển cô bé ra xe về lại Boston. Cứ mỗi lần ôm trong tay từng đứa, tôi mang tâm trạng của người mẹ bịn rịn với con trước lúc rời xa. Lần Reunion này không có bố mẹ Hải Thanh. Cả hai người đều là khoa học gia ngành Hải dương học, đã retire. Riêng Hải Thanh sẽ trở thành bác sĩ thú y. Đêm rồi cô bé nói với mọi người bằng giọng thật buồn. Mẹ con bệnh nặng nhưng bà không muốn cho ai biềt. Con không giấu vì sẽ làm mọi người hụt hẫng, nếu như một ngày gần nghe tin mẹ ra đi. Hải Thanh lên xe đi rồi,Vinh nói với tôi. Con biết là cô sẽ thích, sẽ thương nó khi gặp mặt. Nó nói rất vui khi được có thêm một người mẹ VN nữa là cô. Con đã nói thay cô và bố, một ngày nào bố mẹ nó không còn, thì nó còn một gia đình mở rộng vòng tay đón vào là bố với cô. Đây chính là bố mẹ VN mà tụi nó khát khao. Nếu muốn, đứa nào cũng sẽ được nhận làm con, có phải vậy không cô? Vinh làm như đọc được tâm ý chúng tôi. Có lẽ đó là điều nó hãnh diện, muốn chia với đám anh em điều may mắn được sống cùng cha mẹ Việt.
Trưa đó tôi với chàng và mẹ con Vinh check out hotel rồi tới đón Quang tại nơi làm việc để đi ăn ở downtown. Tôi ngạc nhiên khi không thấy các anh em của nó là Orin, Bánh Bao với Katherine. Vinh giải thích, trưa nay là Quang mời riêng nhà mình. Bây giờ nó lớn rồi. Con nhớ lần gặp trước cách đây 10 năm, bố còn phạt con với nó vì hay nghịch phá. Với dáng gầy gầy, thêm mái tóc dài buộc lại phía sau, Quang có dáng dấp của người nghệ sĩ. Chơi đàn, hát, nói thông thạo 4, 5 thứ tiếng nhưng tôi tiếc cho Quang không nói được tiếng Việt. Thật ra trong đám trẻ VN này, chỉ có mình Vinh biết nói và hát nhạc VN. Donna là người mẹ Mỹ yêu tiếng Việt nhưng lũ trẻ hầu như chẳng bận tâm. Ngoài việc tự học để thỉnh thoảng viết thư bằng tiếng Việt gởi cho mẹ của Vinh, Donna còn nấu phở, nấu bún bò, nêm nước mắm cả nhiều món ăn không cần nước mắm. Cách gọi con trong nhà của Donna nghe cũng rất dễ thương: “Quang ơi! Bánh Bao ơi!”.
Chia tay nhau bên góc phố, nơi có những con đường dốc đan nhau. Vinh cùng mẹ ra phi trường về N.Carolina. Quang trở lại với việc làm mùa hè để rồi tiếp nối những ngày trầm cảm, buồn phiền. Hai đứa tôi ở lại, có thêm một ngày lang thang thăm viếng vùng New England này. Con đường từ Portland tới Boothbay Harbor thật đẹp, thật nên thơ với nhiều sông hồ hai bên và dốc đồi nối tiếp, quanh co bên rừng cây lá mượt mà cùng hoa cỏ bên đường. Mưa bay lất phất không đủ làm ướt áo khi chúng tôi đi bộ trên khu phố nhỏ quanh bến cảng. Có nhiều hotel xây sát bên mặt nước. Những chiếc tàu nằm sắp lớp trên bến nhỏ chồng chềnh vì có gió nhiều. Đâu đâu cũng nhìn thấy hoa tươi. Hoa treo hoặc trồng trước cửa tiệm, nhà hàng và hoa ở quanh nhà. Ở đây “Đi dăm phút đã về chốn cũ” nên hai đứa mua vé lên tàu đi ra biển. Tôi ngắm không chán những ngôi nhà thật đẹp xây riêng biệt nằm rải rác chung quanh đảo, nhìn từ xa như những lâu đài ẩn hiện chốn bồng lai. Sống ở đó con người như thoát tục, bởi chung quanh chỉ có trời mây và sóng nước bao la. Trên mặt nước, nổi lên những chiếc phao rất nhiều màu, đánh dấu những lồng câu lobter đặt khắp mọi nơi. Anh nhân viên trên tàu kéo từ dưới biển lên một chiếc lồng, trong đó có mấy con lobter đã dính mồi câu. Anh lấy từng con ra đo. Những con cái đang đang sinh sản được cắt đi một góc phần đuôi trước khi trả về với biển. Điều này giúp cho những người nếu bắt được nó sau này dễ dàng nhận diện. Sự ngay thẳng và từ tâm của người Mỹ là điều hết sức bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Họ luôn làm theo lẽ phải dù không ai kiểm soát, không vì lòng tham mà làm việc tổn hại đến ai, kể cả thiên nhiên và loài vật.
Giã từ Portland, vùng đất nên thơ. Hành trang tôi mang về lần này là những ân tình trói buộc vô hình. Vinh nói Brandon bây giờ sẽ nhớ cô hoài. Khi sợ hãi nó gọi tên cô và khi giận dỗi nó nói sang năm nó sẽ đi một mình tới gặp cô, không cần mẹ nó đi theo! Những đứa lớn không giấu che cảm xúc với anh em. Bánh Bao kể cho lũ trẻ nghe về nỗi lạc lỏng gần như bị bỏ rơi suốt bao năm khi dự Reunion DaNang Gang cho đến lúc gặp cô. Những người lớn nói rằng tôi thuộc về Đà Nẵng Gang đã từ lâu, cho nên không thể chỉ góp mặt một lần thôi rồi hết. Chưa chi bà Anne đã nhắn nhũ qua Vinh. Năm sau nếu tôi vắng mặt Brandon sẽ đau khổ không cách gì bù đắp được.
Tôi hiểu hơn ai đường tôi chọn để đi. Đại gia đình Đà Nẵng Gang dẫu đi con đường khác nhưng cùng chung điểm đến. Có duyên nên đã gặp nhau, rồi sẽ gặp lại nhau.
Thảo Ly

Mùa hè năm nay tôi không phải đợi phone để nghe con trai kể về những ngày “Da Nang Gang” Reunion ở Portland, tiểu bang Maine.
Từ lúc con báo tin và tỏ ý muốn chúng tôi tham dự, chỉ trước ngày họp mặt hơn hai tuần. Tôi book vé máy bay, thuê xe nhanh hơn bao giờ. Để trả chỉ bằng nửa số tiền bay đến Portland, con trai bảo tôi mua vé đến Boston, từ đó lái xe chừng một tiếng rưởi tới nơi họp mặt. Trừ một gia đình cư ngụ tại Portland, mọi người sẽ ở hotel với giá đặc biệt dành cho group. Chưa bao giờ Da Nang Gang xôn xao như lần này. Từ N.Carolina con gọi cho tôi kể chuyện huyên thuyên. Vinh cũng gọi phone cho từng gia đình, báo tin bố nó sẽ có mặt cùng tôi trong kỳ Reunion này sau mười năm vắng bóng. Mười năm, đám trẻ nhỏ giờ trở đã trở thành những cô cậu sinh viên sắp bước qua tuổi 22. Chúng nôn nao chờ gặp lại để đi club uống cho say mà không cần ID giả nữa. Cha mẹ lũ trẻ bây giờ, người yếu bệnh với tuổi đời, người buồn bã vì lũ con vốn rất hiền ngoan, có vài đứa vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình nề nếp.
Năm 1996, có 14 gia đình từ Mỹ đến Hội An, Đà Nẵng nhận con nuôi tại Trung Tâm Trẻ Mồ Côi. Trong số này chỉ duy nhất một đứa bé là Vinh, được đón về bởi bố mẹ VN. Những người đồng hội, đồng thuyền thắt chặt tình thân sau khi đem con về Mỹ. Mỗi năm, vào tháng Sáu họ hẹn gặp nhau cho lũ trẻ nghỉ hè chung, người lớn cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Sau vài năm, chỉ còn lại 5 gia đình với 5 đứa trẻ cùng chung nhóm, thêm ba đứa ở tỉnh khác được gia đình nhận vào trước và sau năm 96, tiếp tục đi họp mặt.
Bọn trẻ coi nhau là anh em. Người lớn đối với nhau như cùng một gia đình. Họ Reunion 4 ngày vào mỗi mùa hè. Tuy chưa gặp, tôi thuộc cả tên Mỹ và tên Việt nhóm Đà Nẵng Gang của Vinh- con trai chúng tôi và các anh em của chúng. “Đà Nẵng Gang” giờ còn năm đứa- hai trai, ba gái. Vinh ra đời trước vài tháng, là anh lớn nên giữ việc liên lạc chung với từng gia đình Trong nhóm, có hai gia đình từng đến VN nhiều lần để nhận con nuôi. Bà Anne và ông Bill sống ở Michigan, ngoài bốn người con ruột đã trưởng thành, họ có 13 đứa con nuôi mà 3 đứa là VN. Còn lại là những đứa bé tàn tật bẩm sinh hay bị bạo hành, xâm phạm tình dục hoặc có cha mẹ hút sách, nghiện rượu ở Mỹ…Năm ngoái, khi biết chúng tôi tới Michigan dự đám cưới đứa cháu, bà Anne và ông Bill hẹn mời đi ăn tối. Đêm đó, từ trang trại ở vùng quê, ông bà lái xe hơn một tiếng, dẫn theo Amy-Hoài, đứa con gái trong nhóm Đà Nẵng và bạn trai, thêm Brandon- đứa bé trai nửa trắng nửa Phi châu, trở nên tàn tật vì cha ruột quăng xuống cầu thang khi còn rất bé.
Ông Bill là cựu chiến binh tham chiến ở VN. Trở về Mỹ ông làm nghề lái xe tải đường dài. Ở tuổi về hưu nhưng ông vẫn còn lái xe và làm thêm việc ở nông trại trong mùa thu hoạch. Vợ ông, bà Anne cũng nghỉ làm y tá đã lâu để chăm sóc đàn con. Sau Amy, ông bà có thêm hai đứa con gái VN, trong đó một bé là người Mường. Lần đầu gặp bà Anne, tôi không ngạc nhiên vì sao bà nhận nuôi quá nhiều con. Ở bà, toát ra vẽ diu dàng, nhẫn nhục của bà mẹ hiền một đời tận tụy vì con. Brandon khi về với bà, bác sĩ cho biết nó sẽ mãi mãi nằm một chỗ không thể nói, không đi đứng được sau nhiều lần giải phẫu với nhiều căn bệnh bẩm sinh lẫn bị bạo hành. Bằng tình thương, sự hy sinh và lòng kiên nhẫn vô bờ, bà Anne đã giúp Brandon hồi phục. Cháu nói chậm và đi khập khễnh, dự lớp học dành cho người khuyết tật. Mười hai tuổi, nó vẫn còn đeo theo bà Anne như đứa bé con. Bà cực nhọc với mấy đứa con khuyết tật, có mấy đứa nằm một chỗ nên chỉ ngủ vài ba tiếng mỗi đêm. Brandon thức chờ mẹ cho đến khi nào bà Anne xong việc. Đêm đó trong nhà hàng Brandon ngồi gần tôi. Nó nói chuyện với Vinh và hay nhìn tôi cười tỏ vẽ muốn làm quen. Lúc chào nhau, tôi ngạc nhiên quá sức khi Brandon quay sang bà Anne nói nhỏ:
-Mẹ ơi! Con muốn ôm hug Ly từ giã có được không?
Tôi bước đến, nhẹ nhàng ôm thằng bé, cùng lúc Brandon cũng vòng tay ôm tôi, nỗi hạnh phúc ngập tràn trong đôi mắt nó. Brandon về nhà, mang theo niềm vui đó thật lâu. Nó còn vẽ tranh nói để dành tặng cho tôi. Khi Vinh gọi, nó reo lên gọi tên tôi mãi bởi nghe giọng nói của Vinh, nó liên tưởng đến tôi.
Trong nhóm DaNang Gang, Quang là đứa em trai thân nhất với Vinh có bố và mẹ đều là bác sĩ. Ông bà Nat và Donna ngoài con trai ruột là Orin họ có ba đứa con nuôi. “Bánh bao” sinh quán ở Hòa Bình, miền Bắc VN là đứa con nuôi đầu. Thằng bé trắng trẻo, mê ăn bánh bao nên các cô “bảo mẫu” gọi là Bánh Bao. Sau Quang, họ muốn thêm bé gái nhưng ở VN chương trình này đã bị ngưng. Ông Nat sang Cambodia đem về cô con gá nhỏ. Bé Katherine năm nay 18 tuổi, nhỏ nhắn, xinh đẹp bên cạnh ba đứa anh trai luôn chăm sóc, thương yêu.
Trừ chàng và tôi ở xứ nóng Houston, hầu hết mọi người đều sống quanh vùng lạnh. Tận dụng hai tuần lễ trước chuyến đi, mỗi đêm tôi ngồi đan khăn choàng cổ tặng cho đám trẻ. Vinh không giấu nỗi mừng vui, và càng vui hơn khi vào ngày cuối tôi báo tin có quà cho cả bà Dawn, người sáng lập và điều hành chương trình nhận con nuôi ở VN mấy mươi năm về trước, và bố mẹ của lũ trẻ. Hai mươi chiếc khăn len đủ màu ấm áp tình thân, tôi làm trong thời gian ngắn nhất. Vinh reo mừng. Con biết tôi sẽ không lạc lỏng dẫu lần đầu góp mặt với “Da Nang Gang” của nó. Chiếc khăn dành cho bà Dawn đặc biệt có nhiều màu. Mỗi màu tượng trưng cho những đứa trẻ mà nhờ tấm lòng và sự làm việc tận lực, tận tâm của bà 21 năm về trước, ngày nay chúng có mặt nơi đây.
Tôi vẫn đi làm ngày thứ Sáu nên chọn chuyến bay trễ. Đến phi trường Boston, mướn xe xong đã quá nửa đêm.Vinh gọi cho biết đám anh em nó sẽ đi club uống rượu tiện thể thức chờ tôi đến. Lũ trẻ đã chờ đợi ngày này lâu rồi, ngày cả bọn đủ 21 tuổi để cùng nếm mùi say bí tỉ. Tới hotel gần hai giờ sáng, chỉ có mình Vinh đợi ở lobby. Con chạy ra ôm mừng rồi phân trần. Tụi nó say ôm nhau khóc rồi đi ngủ. May mà có Katherine em thằng Quang chở tụi con về.
Bữa ăn sáng đầu tiên ở hotel, tôi gặp mẹ Vinh cùng vợ chồng ông Bill bà Anne với các con. Gia đình bà Anne có 8 người đi. Amy Hoài và Hannah Bảo dắt bạn trai theo, thêm Amanda- cô bé Mường với Brandon. Sắp 13 tuổi rồi, Brandon lớn nhanh ngó thấy. Lần gặp năm ngoái không còn đọng lại trong trí nhớ nhưng chỉ sau buổi ăn sáng Brandon đeo tôi dính như sam, nó còn khoe với mọi người tôi là người bạn thân nhất trên đời của nó! Tôi ngồi đâu Brandon cũng tới cạnh bên tựa đầu lên vai, đưa tay cho tôi nắm. Mấy đứa con gái trong nhóm trêu thằng bé. Brandon “ăn cắp” cô Ly, coi chừng chồng của cô ghen. Brandon không biết rằng nó cao sắp bằng tôi và nặng ký, lại hỏi xin được ngồi lên đùi như còn bé lắm. Tôi cho nó ngồi một lúc rồi dỗ dành. Con lớn rồi, tựa đầu lên vai được rồi. Brandon có vẽ buồn, tựa vai tôi một hồi nó tới hỏi Katherine. Con bé có thân người nhỏ bé hơn tôi, nhưng cũng ráng chiều, để cho Brandon ngồi lên đùi một lát. Vinh nhìn tôi lắc đầu. Con lo nó làm gẫy xương của cô với Katherine!
Dr Donna mẹ của Quang dù rất bận, vẫn đến hotel bàn chương trình họp mặt với mọi người trước lúc đi làm. Vinh cho tôi biết sẽ đi phà qua đảo và ăn trưa ở đó. Lũ trẻ đi tắm biển, người lớn dạo quanh ngắm cảnh hay mua sắm. Buổi chiều, ông bà Nat- Donna mời mọi người tới nhà ăn tối. Lúc ra xe, tôi được giới thiệu với ông bà Pat và John, bố mẹ của Hannah Mai- đứa em trong nhóm của Vinh. Ông John 86 tuổi, vừa mới mỗ tim năm ngoái. Bà Pat trẻ hơn ông nhiều lắm. Vinh nói chúng tôi sẽ đi chung xe với họ. Ngược với tính thâm trầm, ít nói của cặp Bill-Anne, chúng tôi cười không ngừng vì những câu nói khôi hài, vui nhộn của ông John thỉnh thoảng xen vào giữa câu chuyện liên tu, bất tận của vợ ông. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu như bà Pat lái lạc đường, vậy mà trong mấy ngày đi chung chuyến đó chẳng xảy ra.
Vinh kể với tôi trước chuyến đi, bà Pat vui lắm khi nghe tin chàng với tôi góp mặt. Bà pha trò. Lần này bà Anne khoe thay đầu gối mới, mẹ Caitlin- Hải Thanh có xương chậu mới, còn bố con thì... vợ mới! Ồ, ta nghĩ ra rồi, sẽ đem rượu mới để cùng uống với bố con mừng ngày gặp lại. Nghe vợ nói xong, ông John tiếp lời ngay. Nhớ nói với bố con kiếm dùm ta một người vợ mới nữa nghe! Bà Pat kêu lên. Bình thường ông có bệnh lãng tai. Sao hôm nay nghe rõ và nhanh quá vậy? Vinh nói với tôi bà Pat thường đem rượu tới mỗi lần họp mặt nên lúc trước hay đối ẩm cùng với bố. Ông John hiền, tính khôi hài. Họ rất mực yêu thương cô con gái VN. Bà Pat giữ nguyên họ tên trong giấy khai sinh kèm tên Mỹ của con. “Hannah Mai Thi Anh Donohue”, bà không bỏ bớt chữ nào khi gọi tên con gái. Ngày tới Đà Nẵng bồng bé Mai Thị Ánh về Mỹ thì ông John đã 65 tuổi. Thương con họ yêu thương cả VN. Vừa gặp nhau bà Pat đã khoe, chiếc áo trắng bà đang mặc có thêu hoa nhỏ li ti là mua ở VN. Sau hơn 10 năm ở Mỹ, lũ trẻ được bố mẹ dắt về thăm Đà Nẵng. Ông John mua chiếc mũ in hình lá cờ cộng sản VN. Đến kỳ Reunion, ông đội mỗi ngày trong nỗi hân hoan, hãnh diện. May mà nơi họp mặt toàn người bản xứ nên không ai để ý ngoài hai người VN trong nhóm. Phải giải thích mãi ông mới hiểu đó là cờ cs, biểu tượng cho đảng độc tài, sắt máu đã gieo rắc bao mất mát đau thương cho dân Việt. Cũng vì sự xâm lẳng của cộng sản bắc Việt mà hàng triệu người dân miền Nam phải bỏ nước ra đi, chấp nhận hy sinh cả sinh mạng để đổi lấy hai chữ tự do trên miền đất mới. Lá cờ gợi lại nỗi đau quá khứ kéo dài qua hiện tại, bởi giờ đây VN chưa có tự do.
Vinh nói với tôi, ông bà John- Pat yêu cầu được đi chung xe với “gia đình tỵ nạn VN” trong lần họp mặt này. Bà Pat vừa lái xe vừa nói chuyện huyên thuyên, mẹ Vinh ngồi bên cạnh chỉ đường ra bến phà đi sang Peaks Island. Băng sau tôi ngồi giữa ông John và chàng. Với thói quen hay để ý người già, tôi nhanh nhẹn cài dây an toàn cho ông John xong rồi mới tới phiên tôi. Ông vui thấy rõ và sau này hay giả bộ chê bà Pat, chăm sóc ông không giống “that girl”!
Cho tới khi đợi phà đưa sang đảo chúng tôi mới gặp đủ mặt 5 anh em Đà Nẵng-Hội An của con trai. Caitlin-Hải Thanh nhỏ bé, dễ thương. Hannah Mai dáng to cao, mạnh mẽ. Quang vẫn gầy và Amy- Hoài hôm nay thật xinh xắn trong chiếc áo đầm đi biển màu xanh đậm. Đám trẻ được Vinh dẫn đến giới thiệu. Bây giờ chúng đã là những chàng trai và thiếu nữ, mừng vui đến chào bố Vinh rồi ôm hug chúng tôi. Vinh lúc nào cũng ưu ái, ân cần khi giới thiệu tôi là mẹ. Tôi dặn đám trẻ từ nay gọi tôi bằng “cô Ly” thay vì chỉ gọi tên. Trong thâm tâm tôi muốn đem chúng về gần lại với nòi giống Việt, bởi xa cội nguồn đã quá lâu rồi. Cả đám trẻ thoáng chút ngạc nhiên rồi tỏ vẽ mừng vui, khi hiểu ý nghĩa tiếng cô mà tôi muốn. Vinh nói nhiều năm rồi bọn chúng quen nghe con nhắc đến cô, hoặc nhiều khi con nói chuyện với cô khi tụi nó ở cạnh bên. Bánh Bao chừng như cảm động, khi nghe tôi gọi đúng tên trong lần gặp đầu tiên. Tôi thương khuôn mặt có vẽ buồn buồn, chịu đựng, lặng lẽ vô cùng bên những xôn xao của đám em. Quang vẫn còn nghịch ngợm nhiều. Chàng nắm tay tôi tới đứng kế Quang, bảo em nhìn xuống hai bàn chân bên cạnh xem sao. Trời ạ! Thằng bé sơn những móng chân màu xanh giống hệt màu sơn móng chân tôi!
Bữa ăn trưa trên đảo tôi với chàng ngồi chung bàn với ông John, ông Bill và Amy cùng Jake, bạn trai của Amy, trong một nhà hàng nhìn ra vùng nước bao quanh đảo. Ông Bill và chàng gọi beer uống với nhau. Có nhiều nhà hàng seafood ở Portland, đặc biệt là món lobter, nghêu, sò tươi ngon của địa phương. Mọi người chọn món ăn, hai bố con của ông Bill và Amy chỉ gọi món khoai chiên. Lâu lâu đứa con gái VN mảnh mai, yểu điệu xoay qua ôm bờ vai ông bố Mỹ. Điều này gợi cho tôi hiểu vì sao những đứa con gái vừa mới lớn trong gia đình này sớm có bạn trai, việc học bị ảnh hưởng là điều khó tránh. Chúng cần tình thương và sự quan tâm chia sẻ của mẹ cha. Vòng tay và sức lực của ông bà Bill- Anne giới hạn, cho dù cả hai hầu chưa từng sống cho mình. Hạnh phúc riêng phần họ chính là đàn con mười mấy đứa mà ông bà ôm trọn, khi mùa thu cuộc đời đang đến thật gần. Sống ở vùng quê tỉnh nhỏ, nơi có mùa đông dài lạnh lẽo, dễ làm cho con người rơi vào trầm cảm, cô đơn nếu như không có lý tưởng, niềm tin và sự lạc quan để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Rồi trong đám con cũng có đứa ưa nổi loạn khi bị gò vào sinh hoạt bình thường, mẫu mực của gia đình. Vinh nói bà Anne thường dễ khóc và đau khổ lắm khi có đứa con phản kháng, bỏ nhà ra sống bên ngoài.
Qua Vinh, tôi biết năm gia đình trong nhóm cùng ngồì lại. Họ chia nhau nhận lãnh gia đình nào sẽ nuôi đứa trẻ nào, nếu như bố mẹ của nó không may mất sớm. Vinh nói, chỗ dành cho Amy còn để trống, bố và cô muốn nhận không? Tôi với chàng nói rất sẵn lòng. Rồi tôi kể cho con nghe về ngôi chùa Lá ở Nhà Bè, nơi có những đứa trẻ bụi đời lang thang trên đường phố, được các nhà sư đem về chùa nuôi dạy. Mấy lần đến thăm, tặng quà và thuốc cho lũ trẻ, tôi ao ước giá mà được nhận một bé gái đem về Mỹ. Vinh ngạc nhiên. Thì ra cô cũng muốn nhận con nuôi ở VN. Rồi Vinh vừa nói vừa cười. Bây giờ thì có rồi nè! Amy sắp lấy chồng. Vậy là bố với cô lo đám cưới cho tụi nó! Tôi cười xòa. Không phải vậy đâu con. Nếu Amy là con gái VN thì thằng Jake có bổn phận phải lo mọi thứ khi cưới vợ. Giao Amy cho gia đình mình, ông bà Bill-Anne khỏi phải lo đám cưới cho con gái theo phong tục Mỹ.
Sau lúc đi chơi ở đảo về, mọi người xuống lobby của hotel để mừng bà Dawn Degnahart vừa đến. Vinh nói kỳ Reunion năm nay đặc biệt, nên con gọi mời “Grandma” và được bà nhận lời con cũng không ngờ. Đã 86 tuổi, bà Dawn lái xe vượt đoạn đường 5 tiếng đến đây. Thoạt mới nhìn bà, tôi nhớ mẹ nao lòng. Sự nhẹ nhàng, từ tốn, khoan thai lồng trong nét phong sương chưa phai nhat trên khuôn mặt người đàn bà cao tuổi. Bà có một thời gian dài tới lui, làm việc ở VN. Biết bao trung tâm dạy nghề, cùng nơi dung chứa những mảnh đời bất hạnh mà bà không ngừng đóng góp, vận động để hình thành. Bà Dawn có một người con nuôi ở VN. Cô gái Việt này cũng nối bước mẹ trở về sống ở VN rất nhiều năm, trong việc làm thiện nguyện giúp đời, cứu giúp những mảnh đời bất hạnh dẫu gặp nhiều chướng ngại từ nhà cầm quyền cs.
Chiều hôm đó, ở nhà Dr Nat và Donna, tôi trao tặng bà Dawn chiếc khăn choàng cổ. Bà choàng lên vai, thật cảm động khi nghe tôi giải thích ý nghĩa vì sao chiếc khăn dành cho bà có thật nhiều màu. Chúng tôi có bữa ăn tối trước sân nhà, bên những bụi hoa khoe sắc thắm, cùng với lobter, bắp luôc, thêm hot dogs do mấy anh em Quang nướng. Chàng dẫn tôi đi xem vườn rau của Donna với đủ loại rau, tỏi, măng tây,đâu hòa lan. Vinh dắt tôi ra phía sau nhà để xem chuồng gà gia đình nuôi lấy trứng. Mỗi năm Donna phải ra tòa để có được sự chấp thuận của thành phố. Chòm xóm láng giềng quanh đó cũng hưởng chung quyền được nuôi gà vịt với điều kiện không giết thịt, không có tiếng gáy làm phiền hàng xóm. Nghe kể tôi mới biết loài gà không muốn sống một mình một khi đã sống cùng đồng loại. Donna thường nuôi hai hoặc ba con. Khi những con kia già, bệnh chết đi thì con duy nhất còn lại sẽ tự nhổ lông mình cho đến hết để được chết theo đồng loại. Để tránh điều thương tâm này, Donna lúc nào cũng mua thêm cho đủ hai con hoặc nhiều hơn. Cảm thương tình đồng loại của loài gà, tôi tự hỏi sao con người không được như chúng nhỉ? Ai chết mặc ai, miễn mình được no say, đầy đủ hơn người là mãn nguyện rồi cũng là cách sống của nhiều người.
Ông Nat vui nhiều khi gặp lại chàng. Vinh nói không có bố, mấy năm sau này ông không đi họp mặt. Làm nghề bs nhưng ông Nat mê lãnh vực IT. Tôi không ngạc nhiên khi thấy hai người ý hợp tâm đầu. Có thể sau khi retire, ông sẽ làm việc mà ông hằng ưa thích. Cả hai vợ chồng có nếp sống giản dị đến không ngờ. Bên trong căn nhà chỉ có những gì cần thiết cho sinh hoạt mỗi ngày, hoàn toàn không thấy bóng dáng của đồ vật phô trương lối sống trưởng giả như đa số những người cùng giới. Ông xuất thân là con nhà giàu. Vợ ông, Donna là cô gái nghèo, bản lãnh, thông minh. Cả hai gặp nhau khi đã là bs, cùng đi làm thiện nguyện ở châu Phi. Sau khi họ kết hôn, Donna đã thay đổi chàng công tử xa hoa, phù phiếm trở thành người giản dị từ cách sống đến tâm hồn. Họ cho đi không tiếc trong khi cả gia đình gạt ra ngoài mọi thứ tiện nghi vật chất mà họ cho là không cần thiết.
Đêm ở Portland thật lạnh. Lũ trẻ kéo nhau ra khoảnh sân sau ngồi quanh đống lửa, mở nhạc lên cùng hát với nhau. Brandon như bừng lên sức sống. Nó thuộc nhiều bài, hát theo bằng tất cả sự hứng thú đam mê. Quang có ngón đàn tuyệt diệu do thiên phú nhiều hơn học hỏi. Tôi thoáng ngạc nhiên khi thấy ông Nat mang đàn ra sân cho con rồi lại mang vào. Vinh nói Quang uống nhiều wine nên từ chối không đàn đêm đó. Gió bắt đầu làm mọi người co ro lạnh. Chúng tôi theo ông bà John-Pat ra về. Vinh nài nỉ kêu ở lại, con sẽ chở về sau. Không muốn con bỏ dở cuộc vui hứa hẹn rất dài này, tôi cười nói ông John bà Pat về một mình sẽ buồn nhiều. Những chiếc chăn choàng đã trao tặng cho tất cả mọi người. Brandon choàng quanh cổ, hãnh diện khoe với mọi người nó có chiếc khăn đẹp nhất, khi gặp nhau tại bữa ăn sáng ở hotel. Tôi vui khi thấy lũ trẻ vui, từng đứa trong mỗi gia đình tìm tôi để cảm ơn. Thật bất ngờ khi Bánh Bao nói với tôi. Con không biết đan kiểu đẹp như cô. Cảm ơn cô đã tặng con chiếc khăn kiểu đặc biệt hơn của mấy đứa kia. Vinh cho biết, Donna dạy đám con trai học nữ công gia chánh và luôn cả múa Balet cùng cô con gái Katherine. Khi đám anh trai chơi đùa, bé Katherine cũng tham gia trò chơi của con trai. Ngày kế tiếp thì mấy thằng anh chơi trò chơi con gái với em. Mấy đứa trẻ được mẹ dạy chuyện gì cũng có thể làm, không nề hà phân biệt của con trai hay gái. Đêm qua Bánh bao tâm sự với anh em. Nó nói tham dự Reunion của Da Nang Gang suốt bao năm, nó thường mang cảm giác lẻ loi, thừa thải. Đây là lần đầu nó thấy ấm lòng, nhận món quà đầu tiên từ trong nhóm. Nó thật sự không bị bỏ quên. Vinh nói, con thấy nó chảy nước mắt trong đêm đó.
Ngày chủ nhật, bữa ăn trưa được chọn là tiệm bán thức ăn nhanh đồ biển. Order, chờ lấy thức ăn xong, mọi người ra khoảng đất trống nơi có những chiếc bàn ở ngoài trời. Gần đó là hồ nước êm đềm, nối liền nhau như một một con sông. Những chiếc thuyền màu trắng nổi bật trên màu xanh của nước, của rừng cây phía xa xa. Chưa bao giờ tôi được thưởng thức trọn vẹn một bữa ăn ngoài trời, giữa cảnh thơ mộng bình an quá đổi của thiên nhiên thật đẹp chung quanh. Mùa hè ở đây chưa bắt đầu nhưng mới hơn 4 giờ trời đã sáng rực rồi. Bình minh đến sớm và mặt trời lặn trễ- khoảng 8:30 tối. Ngày thật dài với nắng ấm và những cơn gió mát, đôi khi thấy co ro vì lạnh.
Sau bữa trưa, trở về hotel gia đình ông bà John- Pat và Hannah Mai từ giã sớm. Bà Pat ôm tôi với chàng không biết mấy lần trước lúc chia tay. Bà ân cần mời chúng tôi đến viếng thăm ông bà ở Connecticut. Ông John hiền từ, vui tính, khôi hài luôn đem tiếng cười lại cho tất cả trong những lần đi chung xe mấy ngày qua. Tôi mừng, thấy ông khỏe mạnh không có vẽ vừa mới qua cuộc giải phẫu tim khi tuổi đã cao. Tôi ôm hug ông trong niềm thương mến chân thành. Làm sao biết sẽ còn cơ hội nữa. Lần này tôi cũng không có dịp nói chuyện với cô con gái cưng của ông bà. Hannah Mai đã rời Port Land sớm nhất, để tiếp tục việc làm trong mùa hè. Về lại Houston sau lần đó, tôi tìm mua chiếc nón có in hình lá cờ VNCH gởi tặng ông. Ông không rời chiếc nón kể cả khi nằm ngủ trưa trên chiếc ghế ngã ra sau. Vinh nói ông vô cùng hạnh phúc vì “that girl” vẫn nhớ đến ông.
Có mấy tiếng tùy nghi, chàng chở tôi đi Freeport, nơi có tiệm L.L Bean nổi tiếng tọa lạc trên khu đất vô cùng rộng. Tiệm mở cửa 24/24 mỗi ngày, bán đủ thứ quần áo, vật dụng cần thiết trong sinh hoạt gia đình lẫn ngoài trời như chèo thuyền, săn bắn, thể thao. Tôi thích đi trên những con dốc nhỏ quanh co, ngắm nhìn từng cửa tiệm được trang trí bên ngoài bằng những lẳng hoa tươi nhiều màu thật đẹp, cho cảm giác ấm áp, hiền hòa giữa khu phố cổ bình yên. Vinh nói sống ở đây dễ bị trầm cảm lắm vì mùa đông rét mướt, lê thê. Dịp Reunion là những ngày hạnh phúc của Quang vì được vui đùa, phá phách cùng nhóm anh em Đà Nẵng. Sau đó là những ngày buồn, bệnh kéo dài. Bánh Bao nhiều lần nói nó sợ Reunion bởi không cam tâm nhìn đứa em đắm chìm trong trầm cảm.
Đêm cuối, cả nhóm order pizza và nước uống để ăn chiều trong phòng họp, trước khi bà Dawn trả lời những câu hỏi xoay quanh việc đi tìm huyết thống ở VN. Amy Hoài nói muốn tìm để biết về tiểu sử bệnh lý trong gia đình. Caitlin Hải Thanh, đứa bé bị bỏ lại trong bệnh viện, được một bác sĩ đặt tên không có họ kèm theo, cho biết chỉ muốn tìm người chăm sóc mình trong mấy tháng ở viện mồ côi trước khi bố mẹ nuôi mang về Mỹ.
Quang sẽ tiến hành việc đi tìm nguồn cội. Còn lại Hannah Mai và Vinh, cả hai cùng cho biết sẽ không tìm kiếm cha mẹ ruột. Chúng tôi nói với Vinh. Con đã trưởng thành và có sự chọn lựa riêng mình. Nếu như ngày nào đó con đổi ý muốn đi tìm cha mẹ, chúng tôi luôn hỗ trợ. Tình thương vốn không giới hạn. Khi yêu thương dễ dàng một người không quen biết ở xa, thì chuyện yêu thương, đùm bọc dành cho người thân của con mình đối với chúng tôi là việc nên làm. Ngày vui qua mau, buổi họp cũng đã xong. Theo tiển bà Dawn ra bãi đậu xe trước hotel, tôi không kịp ôm Brandon từ giã vì ba giờ sáng mai cả nhà bà Anne ra phi trường về lại Michigan cho nên họ đã về phòng đi ngủ sớm. Sau khi chụp vài tấm hình, bà Dawn ôm từng người trước lúc lên xe,. Bà không quên cảm ơn thêm lần nữa về chiếc khăn choàng tôi tặng. Sức yếu tuổi cao mà đường về xa quá! Tôi ái ngại nhìn bóng đêm dần xuống trong lúc bà ân cần hẹn năm sau gặp lại. Qua con tôi biết bà đang chống chọi với căn bệnh cancer. Bên trong chiếc xe của bà, nhìn giống như một office lưu động nhỏ. Có đủ lap top, máy in, giấy và dụng cụ văn phòng cần thiết. Bà vẫn tiếp tục trãi dài tình thương, tình người đến nhiều nơi trong việc điều hành ba cơ quan từ thiện trong và ngoài nước Mỹ, hoạt động không ngừng từ mấy chục năm qua.
Buổi tối đó Caitlin Hải Thanh ngồi bên tôi hỏi chuyện VN, hỏi tôi sống ra sao sau ngày miền Nam mất vào tay cộng sản. Nghe tôi kể, Hải Thanh và Quang mới biết rõ hơn về quê mẹ VN, nơi chúng được sinh ra. Tôi cảm thấy thật gần, thật thương đứa con gái nhỏ bé, 21 tuổi mà nhìn như 15,16, thật thùy mỵ, thông minh, mang lòng trắc ẩn với tha nhân. Tôi tiếc rằng không có đủ thời gian để kể chuyện VN bây giờ, cho những đứa trẻ như trái chuối vỏ vàng, ruột trắng biết hiểu nhiều hơn đời sống của người dân ở bên kia.
Đà Nẵng Gang tan hàng sau 4 ngày êm ả, nhẹ nhàng. Đợi Hải Thanh xong bữa ăn sáng ở hotel, chúng tôi tiển cô bé ra xe về lại Boston. Cứ mỗi lần ôm trong tay từng đứa, tôi mang tâm trạng của người mẹ bịn rịn với con trước lúc rời xa. Lần Reunion này không có bố mẹ Hải Thanh. Cả hai người đều là khoa học gia ngành Hải dương học, đã retire. Riêng Hải Thanh sẽ trở thành bác sĩ thú y. Đêm rồi cô bé nói với mọi người bằng giọng thật buồn. Mẹ con bệnh nặng nhưng bà không muốn cho ai biềt. Con không giấu vì sẽ làm mọi người hụt hẫng, nếu như một ngày gần nghe tin mẹ ra đi. Hải Thanh lên xe đi rồi,Vinh nói với tôi. Con biết là cô sẽ thích, sẽ thương nó khi gặp mặt. Nó nói rất vui khi được có thêm một người mẹ VN nữa là cô. Con đã nói thay cô và bố, một ngày nào bố mẹ nó không còn, thì nó còn một gia đình mở rộng vòng tay đón vào là bố với cô. Đây chính là bố mẹ VN mà tụi nó khát khao. Nếu muốn, đứa nào cũng sẽ được nhận làm con, có phải vậy không cô? Vinh làm như đọc được tâm ý chúng tôi. Có lẽ đó là điều nó hãnh diện, muốn chia với đám anh em điều may mắn được sống cùng cha mẹ Việt.
Trưa đó tôi với chàng và mẹ con Vinh check out hotel rồi tới đón Quang tại nơi làm việc để đi ăn ở downtown. Tôi ngạc nhiên khi không thấy các anh em của nó là Orin, Bánh Bao với Katherine. Vinh giải thích, trưa nay là Quang mời riêng nhà mình. Bây giờ nó lớn rồi. Con nhớ lần gặp trước cách đây 10 năm, bố còn phạt con với nó vì hay nghịch phá. Với dáng gầy gầy, thêm mái tóc dài buộc lại phía sau, Quang có dáng dấp của người nghệ sĩ. Chơi đàn, hát, nói thông thạo 4, 5 thứ tiếng nhưng tôi tiếc cho Quang không nói được tiếng Việt. Thật ra trong đám trẻ VN này, chỉ có mình Vinh biết nói và hát nhạc VN. Donna là người mẹ Mỹ yêu tiếng Việt nhưng lũ trẻ hầu như chẳng bận tâm. Ngoài việc tự học để thỉnh thoảng viết thư bằng tiếng Việt gởi cho mẹ của Vinh, Donna còn nấu phở, nấu bún bò, nêm nước mắm cả nhiều món ăn không cần nước mắm. Cách gọi con trong nhà của Donna nghe cũng rất dễ thương: “Quang ơi! Bánh Bao ơi!”.
Chia tay nhau bên góc phố, nơi có những con đường dốc đan nhau. Vinh cùng mẹ ra phi trường về N.Carolina. Quang trở lại với việc làm mùa hè để rồi tiếp nối những ngày trầm cảm, buồn phiền. Hai đứa tôi ở lại, có thêm một ngày lang thang thăm viếng vùng New England này. Con đường từ Portland tới Boothbay Harbor thật đẹp, thật nên thơ với nhiều sông hồ hai bên và dốc đồi nối tiếp, quanh co bên rừng cây lá mượt mà cùng hoa cỏ bên đường. Mưa bay lất phất không đủ làm ướt áo khi chúng tôi đi bộ trên khu phố nhỏ quanh bến cảng. Có nhiều hotel xây sát bên mặt nước. Những chiếc tàu nằm sắp lớp trên bến nhỏ chồng chềnh vì có gió nhiều. Đâu đâu cũng nhìn thấy hoa tươi. Hoa treo hoặc trồng trước cửa tiệm, nhà hàng và hoa ở quanh nhà. Ở đây “Đi dăm phút đã về chốn cũ” nên hai đứa mua vé lên tàu đi ra biển. Tôi ngắm không chán những ngôi nhà thật đẹp xây riêng biệt nằm rải rác chung quanh đảo, nhìn từ xa như những lâu đài ẩn hiện chốn bồng lai. Sống ở đó con người như thoát tục, bởi chung quanh chỉ có trời mây và sóng nước bao la. Trên mặt nước, nổi lên những chiếc phao rất nhiều màu, đánh dấu những lồng câu lobter đặt khắp mọi nơi. Anh nhân viên trên tàu kéo từ dưới biển lên một chiếc lồng, trong đó có mấy con lobter đã dính mồi câu. Anh lấy từng con ra đo. Những con cái đang đang sinh sản được cắt đi một góc phần đuôi trước khi trả về với biển. Điều này giúp cho những người nếu bắt được nó sau này dễ dàng nhận diện. Sự ngay thẳng và từ tâm của người Mỹ là điều hết sức bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Họ luôn làm theo lẽ phải dù không ai kiểm soát, không vì lòng tham mà làm việc tổn hại đến ai, kể cả thiên nhiên và loài vật.
Giã từ Portland, vùng đất nên thơ. Hành trang tôi mang về lần này là những ân tình trói buộc vô hình. Vinh nói Brandon bây giờ sẽ nhớ cô hoài. Khi sợ hãi nó gọi tên cô và khi giận dỗi nó nói sang năm nó sẽ đi một mình tới gặp cô, không cần mẹ nó đi theo! Những đứa lớn không giấu che cảm xúc với anh em. Bánh Bao kể cho lũ trẻ nghe về nỗi lạc lỏng gần như bị bỏ rơi suốt bao năm khi dự Reunion DaNang Gang cho đến lúc gặp cô. Những người lớn nói rằng tôi thuộc về Đà Nẵng Gang đã từ lâu, cho nên không thể chỉ góp mặt một lần thôi rồi hết. Chưa chi bà Anne đã nhắn nhũ qua Vinh. Năm sau nếu tôi vắng mặt Brandon sẽ đau khổ không cách gì bù đắp được.
Tôi hiểu hơn ai đường tôi chọn để đi. Đại gia đình Đà Nẵng Gang dẫu đi con đường khác nhưng cùng chung điểm đến. Có duyên nên đã gặp nhau, rồi sẽ gặp lại nhau.
Thảo Ly

Mùa hè năm nay tôi không phải đợi phone để nghe con trai kể về những ngày “Da Nang Gang” Reunion ở Portland, tiểu bang Maine.
 
Từ lúc con báo tin và tỏ ý muốn chúng tôi tham dự, chỉ trước ngày họp mặt hơn hai tuần. Tôi book vé máy bay, thuê xe nhanh hơn bao giờ. Để trả chỉ bằng nửa số tiền bay đến Portland, con trai bảo tôi mua vé đến Boston, từ đó lái xe chừng một tiếng rưởi tới nơi họp mặt. Trừ một gia đình cư ngụ tại Portland, mọi người sẽ ở hotel với giá đặc biệt dành cho group. Chưa bao giờ Da Nang Gang xôn xao như lần này. Từ N.Carolina con gọi cho tôi kể chuyện huyên thuyên. Vinh cũng gọi phone cho từng gia đình, báo tin bố nó sẽ có mặt cùng tôi trong kỳ Reunion này sau mười năm vắng bóng. Mười năm, đám trẻ nhỏ giờ trở đã trở thành những cô cậu sinh viên sắp bước qua tuổi 22. Chúng nôn nao chờ gặp lại để đi club uống cho say mà không cần ID giả nữa. Cha mẹ lũ trẻ bây giờ, người yếu bệnh với tuổi đời, người buồn bã vì lũ con vốn rất hiền ngoan, có vài đứa vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình nề nếp.
Năm 1996, có 14 gia đình từ Mỹ đến Hội An, Đà Nẵng nhận con nuôi tại Trung Tâm Trẻ Mồ Côi. Trong số này chỉ duy nhất một đứa bé là Vinh, được đón về bởi bố mẹ VN. Những người đồng hội, đồng thuyền thắt chặt tình thân sau khi đem con về Mỹ. Mỗi năm, vào tháng Sáu họ hẹn gặp nhau cho lũ trẻ nghỉ hè chung, người lớn cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Sau vài năm, chỉ còn lại 5 gia đình với 5 đứa trẻ cùng chung nhóm, thêm ba đứa ở tỉnh khác được gia đình nhận vào trước và sau năm 96, tiếp tục đi họp mặt.
 
Bọn trẻ coi nhau là anh em. Người lớn đối với nhau như cùng một gia đình. Họ Reunion 4 ngày vào mỗi mùa hè. Tuy chưa gặp, tôi thuộc cả tên Mỹ và tên Việt nhóm Đà Nẵng Gang của Vinh- con trai chúng tôi và các anh em của chúng. “Đà Nẵng Gang” giờ còn năm đứa- hai trai, ba gái. Vinh ra đời trước vài tháng, là anh lớn nên giữ việc liên lạc chung với từng gia đình Trong nhóm, có hai gia đình từng đến VN nhiều lần để nhận con nuôi. Bà Anne và ông Bill sống ở Michigan, ngoài bốn người con ruột đã trưởng thành, họ có 13 đứa con nuôi mà 3 đứa là VN. Còn lại là những đứa bé tàn tật bẩm sinh hay bị bạo hành, xâm phạm tình dục hoặc có cha mẹ hút sách, nghiện rượu ở Mỹ…Năm ngoái, khi biết chúng tôi tới Michigan dự đám cưới đứa cháu, bà Anne và ông Bill hẹn mời đi ăn tối. Đêm đó, từ trang trại ở vùng quê, ông bà lái xe hơn một tiếng, dẫn theo Amy-Hoài, đứa con gái trong nhóm Đà Nẵng và bạn trai, thêm Brandon- đứa bé trai nửa trắng nửa Phi châu, trở nên tàn tật vì cha ruột quăng xuống cầu thang khi còn rất bé.
Ông Bill là cựu chiến binh tham chiến ở VN. Trở về Mỹ ông làm nghề lái xe tải đường dài. Ở tuổi về hưu nhưng ông vẫn còn lái xe và làm thêm việc ở nông trại trong mùa thu hoạch. Vợ ông, bà Anne cũng nghỉ làm y tá đã lâu để chăm sóc đàn con. Sau Amy, ông bà có thêm hai đứa con gái VN, trong đó một bé là người Mường. Lần đầu gặp bà Anne, tôi không ngạc nhiên vì sao bà nhận nuôi quá nhiều con. Ở bà, toát ra vẽ diu dàng, nhẫn nhục của bà mẹ hiền một đời tận tụy vì con. Brandon khi về với bà, bác sĩ cho biết nó sẽ mãi mãi nằm một chỗ không thể nói, không đi đứng được sau nhiều lần giải phẫu với nhiều căn bệnh bẩm sinh lẫn bị bạo hành. Bằng tình thương, sự hy sinh và lòng kiên nhẫn vô bờ, bà Anne đã giúp Brandon hồi phục. Cháu nói chậm và đi khập khễnh, dự lớp học dành cho người khuyết tật. Mười hai tuổi, nó vẫn còn đeo theo bà Anne như đứa bé con. Bà cực nhọc với mấy đứa con khuyết tật, có mấy đứa nằm một chỗ nên chỉ ngủ vài ba tiếng mỗi đêm. Brandon thức chờ mẹ cho đến khi nào bà Anne xong việc. Đêm đó trong nhà hàng Brandon ngồi gần tôi. Nó nói chuyện với Vinh và hay nhìn tôi cười tỏ vẽ muốn làm quen. Lúc chào nhau, tôi ngạc nhiên quá sức khi Brandon quay sang bà Anne nói nhỏ:
 
-Mẹ ơi! Con muốn ôm hug Ly từ giã có được không?
 
Tôi bước đến, nhẹ nhàng ôm thằng bé, cùng lúc Brandon cũng vòng tay ôm tôi, nỗi hạnh phúc ngập tràn trong đôi mắt nó. Brandon về nhà, mang theo niềm vui đó thật lâu. Nó còn vẽ tranh nói để dành tặng cho tôi. Khi Vinh gọi, nó reo lên gọi tên tôi mãi bởi nghe giọng nói của Vinh, nó liên tưởng đến tôi.
Trong nhóm DaNang Gang, Quang là đứa em trai thân nhất với Vinh có bố và mẹ đều là bác sĩ. Ông bà Nat và Donna ngoài con trai ruột là Orin họ có ba đứa con nuôi. “Bánh bao” sinh quán ở Hòa Bình, miền Bắc VN là đứa con nuôi đầu. Thằng bé trắng trẻo, mê ăn bánh bao nên các cô “bảo mẫu” gọi là Bánh Bao. Sau Quang, họ muốn thêm bé gái nhưng ở VN chương trình này đã bị ngưng. Ông Nat sang Cambodia đem về cô con gá nhỏ. Bé Katherine năm nay 18 tuổi, nhỏ nhắn, xinh đẹp bên cạnh ba đứa anh trai luôn chăm sóc, thương yêu.
 
Trừ chàng và tôi ở xứ nóng Houston, hầu hết mọi người đều sống quanh vùng lạnh. Tận dụng hai tuần lễ trước chuyến đi, mỗi đêm tôi ngồi đan khăn choàng cổ tặng cho đám trẻ. Vinh không giấu nỗi mừng vui, và càng vui hơn khi vào ngày cuối tôi báo tin có quà cho cả bà Dawn, người sáng lập và điều hành chương trình nhận con nuôi ở VN mấy mươi năm về trước, và bố mẹ của lũ trẻ. Hai mươi chiếc khăn len đủ màu ấm áp tình thân, tôi làm trong thời gian ngắn nhất. Vinh reo mừng. Con biết tôi sẽ không lạc lỏng dẫu lần đầu góp mặt với “Da Nang Gang” của nó. Chiếc khăn dành cho bà Dawn đặc biệt có nhiều màu. Mỗi màu tượng trưng cho những đứa trẻ mà nhờ tấm lòng và sự làm việc tận lực, tận tâm của bà 21 năm về trước, ngày nay chúng có mặt nơi đây.
Tôi vẫn đi làm ngày thứ Sáu nên chọn chuyến bay trễ. Đến phi trường Boston, mướn xe xong đã quá nửa đêm.Vinh gọi cho biết đám anh em nó sẽ đi club uống rượu tiện thể thức chờ tôi đến. Lũ trẻ đã chờ đợi ngày này lâu rồi, ngày cả bọn đủ 21 tuổi để cùng nếm mùi say bí tỉ. Tới hotel gần hai giờ sáng, chỉ có mình Vinh đợi ở lobby. Con chạy ra ôm mừng rồi phân trần. Tụi nó say ôm nhau khóc rồi đi ngủ. May mà có Katherine em thằng Quang chở tụi con về.
 
Bữa ăn sáng đầu tiên ở hotel, tôi gặp mẹ Vinh cùng vợ chồng ông Bill bà Anne với các con. Gia đình bà Anne có 8 người đi. Amy Hoài và Hannah Bảo dắt bạn trai theo, thêm Amanda- cô bé Mường với Brandon. Sắp 13 tuổi rồi, Brandon lớn nhanh ngó thấy. Lần gặp năm ngoái không còn đọng lại trong trí nhớ nhưng chỉ sau buổi ăn sáng Brandon đeo tôi dính như sam, nó còn khoe với mọi người tôi là người bạn thân nhất trên đời của nó! Tôi ngồi đâu Brandon cũng tới cạnh bên tựa đầu lên vai, đưa tay cho tôi nắm. Mấy đứa con gái trong nhóm trêu thằng bé. Brandon “ăn cắp” cô Ly, coi chừng chồng của cô ghen. Brandon không biết rằng nó cao sắp bằng tôi và nặng ký, lại hỏi xin được ngồi lên đùi như còn bé lắm. Tôi cho nó ngồi một lúc rồi dỗ dành. Con lớn rồi, tựa đầu lên vai được rồi. Brandon có vẽ buồn, tựa vai tôi một hồi nó tới hỏi Katherine. Con bé có thân người nhỏ bé hơn tôi, nhưng cũng ráng chiều, để cho Brandon ngồi lên đùi một lát. Vinh nhìn tôi lắc đầu. Con lo nó làm gẫy xương của cô với Katherine!
Dr Donna mẹ của Quang dù rất bận, vẫn đến hotel bàn chương trình họp mặt với mọi người trước lúc đi làm. Vinh cho tôi biết sẽ đi phà qua đảo và ăn trưa ở đó. Lũ trẻ đi tắm biển, người lớn dạo quanh ngắm cảnh hay mua sắm. Buổi chiều, ông bà Nat- Donna mời mọi người tới nhà ăn tối. Lúc ra xe, tôi được giới thiệu với ông bà Pat và John, bố mẹ của Hannah Mai- đứa em trong nhóm của Vinh. Ông John 86 tuổi, vừa mới mỗ tim năm ngoái. Bà Pat trẻ hơn ông nhiều lắm. Vinh nói chúng tôi sẽ đi chung xe với họ. Ngược với tính thâm trầm, ít nói của cặp Bill-Anne, chúng tôi cười không ngừng vì những câu nói khôi hài, vui nhộn của ông John thỉnh thoảng xen vào giữa câu chuyện liên tu, bất tận của vợ ông. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu như bà Pat lái lạc đường, vậy mà trong mấy ngày đi chung chuyến đó chẳng xảy ra.
Vinh kể với tôi trước chuyến đi, bà Pat vui lắm khi nghe tin chàng với tôi góp mặt. Bà pha trò. Lần này bà Anne khoe thay đầu gối mới, mẹ Caitlin- Hải Thanh có xương chậu mới, còn bố con thì... vợ mới! Ồ, ta nghĩ ra rồi, sẽ đem rượu mới để cùng uống với bố con mừng ngày gặp lại. Nghe vợ nói xong, ông John tiếp lời ngay. Nhớ nói với bố con kiếm dùm ta một người vợ mới nữa nghe! Bà Pat kêu lên. Bình thường ông có bệnh lãng tai. Sao hôm nay nghe rõ và nhanh quá vậy? Vinh nói với tôi bà Pat thường đem rượu tới mỗi lần họp mặt nên lúc trước hay đối ẩm cùng với bố. Ông John hiền, tính khôi hài. Họ rất mực yêu thương cô con gái VN. Bà Pat giữ nguyên họ tên trong giấy khai sinh kèm tên Mỹ của con. “Hannah Mai Thi Anh Donohue”, bà không bỏ bớt chữ nào khi gọi tên con gái. Ngày tới Đà Nẵng bồng bé Mai Thị Ánh về Mỹ thì ông John đã 65 tuổi. Thương con họ yêu thương cả VN. Vừa gặp nhau bà Pat đã khoe, chiếc áo trắng bà đang mặc có thêu hoa nhỏ li ti là mua ở VN. Sau hơn 10 năm ở Mỹ, lũ trẻ được bố mẹ dắt về thăm Đà Nẵng. Ông John mua chiếc mũ in hình lá cờ cộng sản VN. Đến kỳ Reunion, ông đội mỗi ngày trong nỗi hân hoan, hãnh diện. May mà nơi họp mặt toàn người bản xứ nên không ai để ý ngoài hai người VN trong nhóm. Phải giải thích mãi ông mới hiểu đó là cờ cs, biểu tượng cho đảng độc tài, sắt máu đã gieo rắc bao mất mát đau thương cho dân Việt. Cũng vì sự xâm lẳng của cộng sản bắc Việt mà hàng triệu người dân miền Nam phải bỏ nước ra đi, chấp nhận hy sinh cả sinh mạng để đổi lấy hai chữ tự do trên miền đất mới. Lá cờ gợi lại nỗi đau quá khứ kéo dài qua hiện tại, bởi giờ đây VN chưa có tự do.
Vinh nói với tôi, ông bà John- Pat yêu cầu được đi chung xe với “gia đình tỵ nạn VN” trong lần họp mặt này. Bà Pat vừa lái xe vừa nói chuyện huyên thuyên, mẹ Vinh ngồi bên cạnh chỉ đường ra bến phà đi sang Peaks Island. Băng sau tôi ngồi giữa ông John và chàng. Với thói quen hay để ý người già, tôi nhanh nhẹn cài dây an toàn cho ông John xong rồi mới tới phiên tôi. Ông vui thấy rõ và sau này hay giả bộ chê bà Pat, chăm sóc ông không giống “that girl”!
 
Cho tới khi đợi phà đưa sang đảo chúng tôi mới gặp đủ mặt 5 anh em Đà Nẵng-Hội An của con trai. Caitlin-Hải Thanh nhỏ bé, dễ thương. Hannah Mai dáng to cao, mạnh mẽ. Quang vẫn gầy và Amy- Hoài hôm nay thật xinh xắn trong chiếc áo đầm đi biển màu xanh đậm. Đám trẻ được Vinh dẫn đến giới thiệu. Bây giờ chúng đã là những chàng trai và thiếu nữ, mừng vui đến chào bố Vinh rồi ôm hug chúng tôi. Vinh lúc nào cũng ưu ái, ân cần khi giới thiệu tôi là mẹ. Tôi dặn đám trẻ từ nay gọi tôi bằng “cô Ly” thay vì chỉ gọi tên. Trong thâm tâm tôi muốn đem chúng về gần lại với nòi giống Việt, bởi xa cội nguồn đã quá lâu rồi. Cả đám trẻ thoáng chút ngạc nhiên rồi tỏ vẽ mừng vui, khi hiểu ý nghĩa tiếng cô mà tôi muốn. Vinh nói nhiều năm rồi bọn chúng quen nghe con nhắc đến cô, hoặc nhiều khi con nói chuyện với cô khi tụi nó ở cạnh bên. Bánh Bao chừng như cảm động, khi nghe tôi gọi đúng tên trong lần gặp đầu tiên. Tôi thương khuôn mặt có vẽ buồn buồn, chịu đựng, lặng lẽ vô cùng bên những xôn xao của đám em. Quang vẫn còn nghịch ngợm nhiều. Chàng nắm tay tôi tới đứng kế Quang, bảo em nhìn xuống hai bàn chân bên cạnh xem sao. Trời ạ! Thằng bé sơn những móng chân màu xanh giống hệt màu sơn móng chân tôi!
Bữa ăn trưa trên đảo tôi với chàng ngồi chung bàn với ông John, ông Bill và Amy cùng Jake, bạn trai của Amy, trong một nhà hàng nhìn ra vùng nước bao quanh đảo. Ông Bill và chàng gọi beer uống với nhau. Có nhiều nhà hàng seafood ở Portland, đặc biệt là món lobter, nghêu, sò tươi ngon của địa phương. Mọi người chọn món ăn, hai bố con của ông Bill và Amy chỉ gọi món khoai chiên. Lâu lâu đứa con gái VN mảnh mai, yểu điệu xoay qua ôm bờ vai ông bố Mỹ. Điều này gợi cho tôi hiểu vì sao những đứa con gái vừa mới lớn trong gia đình này sớm có bạn trai, việc học bị ảnh hưởng là điều khó tránh. Chúng cần tình thương và sự quan tâm chia sẻ của mẹ cha. Vòng tay và sức lực của ông bà Bill- Anne giới hạn, cho dù cả hai hầu chưa từng sống cho mình. Hạnh phúc riêng phần họ chính là đàn con mười mấy đứa mà ông bà ôm trọn, khi mùa thu cuộc đời đang đến thật gần. Sống ở vùng quê tỉnh nhỏ, nơi có mùa đông dài lạnh lẽo, dễ làm cho con người rơi vào trầm cảm, cô đơn nếu như không có lý tưởng, niềm tin và sự lạc quan để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Rồi trong đám con cũng có đứa ưa nổi loạn khi bị gò vào sinh hoạt bình thường, mẫu mực của gia đình. Vinh nói bà Anne thường dễ khóc và đau khổ lắm khi có đứa con phản kháng, bỏ nhà ra sống bên ngoài.
 
Qua Vinh, tôi biết năm gia đình trong nhóm cùng ngồì lại. Họ chia nhau nhận lãnh gia đình nào sẽ nuôi đứa trẻ nào, nếu như bố mẹ của nó không may mất sớm. Vinh nói, chỗ dành cho Amy còn để trống, bố và cô muốn nhận không? Tôi với chàng nói rất sẵn lòng. Rồi tôi kể cho con nghe về ngôi chùa Lá ở Nhà Bè, nơi có những đứa trẻ bụi đời lang thang trên đường phố, được các nhà sư đem về chùa nuôi dạy. Mấy lần đến thăm, tặng quà và thuốc cho lũ trẻ, tôi ao ước giá mà được nhận một bé gái đem về Mỹ. Vinh ngạc nhiên. Thì ra cô cũng muốn nhận con nuôi ở VN. Rồi Vinh vừa nói vừa cười. Bây giờ thì có rồi nè! Amy sắp lấy chồng. Vậy là bố với cô lo đám cưới cho tụi nó! Tôi cười xòa. Không phải vậy đâu con. Nếu Amy là con gái VN thì thằng Jake có bổn phận phải lo mọi thứ khi cưới vợ. Giao Amy cho gia đình mình, ông bà Bill-Anne khỏi phải lo đám cưới cho con gái theo phong tục Mỹ.
Sau lúc đi chơi ở đảo về, mọi người xuống lobby của hotel để mừng bà Dawn Degnahart vừa đến. Vinh nói kỳ Reunion năm nay đặc biệt, nên con gọi mời “Grandma” và được bà nhận lời con cũng không ngờ. Đã 86 tuổi, bà Dawn lái xe vượt đoạn đường 5 tiếng đến đây. Thoạt mới nhìn bà, tôi nhớ mẹ nao lòng. Sự nhẹ nhàng, từ tốn, khoan thai lồng trong nét phong sương chưa phai nhat trên khuôn mặt người đàn bà cao tuổi. Bà có một thời gian dài tới lui, làm việc ở VN. Biết bao trung tâm dạy nghề, cùng nơi dung chứa những mảnh đời bất hạnh mà bà không ngừng đóng góp, vận động để hình thành. Bà Dawn có một người con nuôi ở VN. Cô gái Việt này cũng nối bước mẹ trở về sống ở VN rất nhiều năm, trong việc làm thiện nguyện giúp đời, cứu giúp những mảnh đời bất hạnh dẫu gặp nhiều chướng ngại từ nhà cầm quyền cs.
Chiều hôm đó, ở nhà Dr Nat và Donna, tôi trao tặng bà Dawn chiếc khăn choàng cổ. Bà choàng lên vai, thật cảm động khi nghe tôi giải thích ý nghĩa vì sao chiếc khăn dành cho bà có thật nhiều màu. Chúng tôi có bữa ăn tối trước sân nhà, bên những bụi hoa khoe sắc thắm, cùng với lobter, bắp luôc, thêm hot dogs do mấy anh em Quang nướng. Chàng dẫn tôi đi xem vườn rau của Donna với đủ loại rau, tỏi, măng tây,đâu hòa lan. Vinh dắt tôi ra phía sau nhà để xem chuồng gà gia đình nuôi lấy trứng. Mỗi năm Donna phải ra tòa để có được sự chấp thuận của thành phố. Chòm xóm láng giềng quanh đó cũng hưởng chung quyền được nuôi gà vịt với điều kiện không giết thịt, không có tiếng gáy làm phiền hàng xóm. Nghe kể tôi mới biết loài gà không muốn sống một mình một khi đã sống cùng đồng loại. Donna thường nuôi hai hoặc ba con. Khi những con kia già, bệnh chết đi thì con duy nhất còn lại sẽ tự nhổ lông mình cho đến hết để được chết theo đồng loại. Để tránh điều thương tâm này, Donna lúc nào cũng mua thêm cho đủ hai con hoặc nhiều hơn. Cảm thương tình đồng loại của loài gà, tôi tự hỏi sao con người không được như chúng nhỉ? Ai chết mặc ai, miễn mình được no say, đầy đủ hơn người là mãn nguyện rồi cũng là cách sống của nhiều người.
Ông Nat vui nhiều khi gặp lại chàng. Vinh nói không có bố, mấy năm sau này ông không đi họp mặt. Làm nghề bs nhưng ông Nat mê lãnh vực IT. Tôi không ngạc nhiên khi thấy hai người ý hợp tâm đầu. Có thể sau khi retire, ông sẽ làm việc mà ông hằng ưa thích. Cả hai vợ chồng có nếp sống giản dị đến không ngờ. Bên trong căn nhà chỉ có những gì cần thiết cho sinh hoạt mỗi ngày, hoàn toàn không thấy bóng dáng của đồ vật phô trương lối sống trưởng giả như đa số những người cùng giới. Ông xuất thân là con nhà giàu. Vợ ông, Donna là cô gái nghèo, bản lãnh, thông minh. Cả hai gặp nhau khi đã là bs, cùng đi làm thiện nguyện ở châu Phi. Sau khi họ kết hôn, Donna đã thay đổi chàng công tử xa hoa, phù phiếm trở thành người giản dị từ cách sống đến tâm hồn. Họ cho đi không tiếc trong khi cả gia đình gạt ra ngoài mọi thứ tiện nghi vật chất mà họ cho là không cần thiết.
 
Đêm ở Portland thật lạnh. Lũ trẻ kéo nhau ra khoảnh sân sau ngồi quanh đống lửa, mở nhạc lên cùng hát với nhau. Brandon như bừng lên sức sống. Nó thuộc nhiều bài, hát theo bằng tất cả sự hứng thú đam mê. Quang có ngón đàn tuyệt diệu do thiên phú nhiều hơn học hỏi. Tôi thoáng ngạc nhiên khi thấy ông Nat mang đàn ra sân cho con rồi lại mang vào. Vinh nói Quang uống nhiều wine nên từ chối không đàn đêm đó. Gió bắt đầu làm mọi người co ro lạnh. Chúng tôi theo ông bà John-Pat ra về. Vinh nài nỉ kêu ở lại, con sẽ chở về sau. Không muốn con bỏ dở cuộc vui hứa hẹn rất dài này, tôi cười nói ông John bà Pat về một mình sẽ buồn nhiều. Những chiếc chăn choàng đã trao tặng cho tất cả mọi người. Brandon choàng quanh cổ, hãnh diện khoe với mọi người nó có chiếc khăn đẹp nhất, khi gặp nhau tại bữa ăn sáng ở hotel. Tôi vui khi thấy lũ trẻ vui, từng đứa trong mỗi gia đình tìm tôi để cảm ơn. Thật bất ngờ khi Bánh Bao nói với tôi. Con không biết đan kiểu đẹp như cô. Cảm ơn cô đã tặng con chiếc khăn kiểu đặc biệt hơn của mấy đứa kia. Vinh cho biết, Donna dạy đám con trai học nữ công gia chánh và luôn cả múa Balet cùng cô con gái Katherine. Khi đám anh trai chơi đùa, bé Katherine cũng tham gia trò chơi của con trai. Ngày kế tiếp thì mấy thằng anh chơi trò chơi con gái với em. Mấy đứa trẻ được mẹ dạy chuyện gì cũng có thể làm, không nề hà phân biệt của con trai hay gái. Đêm qua Bánh bao tâm sự với anh em. Nó nói tham dự Reunion của Da Nang Gang suốt bao năm, nó thường mang cảm giác lẻ loi, thừa thải. Đây là lần đầu nó thấy ấm lòng, nhận món quà đầu tiên từ trong nhóm. Nó thật sự không bị bỏ quên. Vinh nói, con thấy nó chảy nước mắt trong đêm đó.
Ngày chủ nhật, bữa ăn trưa được chọn là tiệm bán thức ăn nhanh đồ biển. Order, chờ lấy thức ăn xong, mọi người ra khoảng đất trống nơi có những chiếc bàn ở ngoài trời. Gần đó là hồ nước êm đềm, nối liền nhau như một một con sông. Những chiếc thuyền màu trắng nổi bật trên màu xanh của nước, của rừng cây phía xa xa. Chưa bao giờ tôi được thưởng thức trọn vẹn một bữa ăn ngoài trời, giữa cảnh thơ mộng bình an quá đổi của thiên nhiên thật đẹp chung quanh. Mùa hè ở đây chưa bắt đầu nhưng mới hơn 4 giờ trời đã sáng rực rồi. Bình minh đến sớm và mặt trời lặn trễ- khoảng 8:30 tối. Ngày thật dài với nắng ấm và những cơn gió mát, đôi khi thấy co ro vì lạnh.
Sau bữa trưa, trở về hotel gia đình ông bà John- Pat và Hannah Mai từ giã sớm. Bà Pat ôm tôi với chàng không biết mấy lần trước lúc chia tay. Bà ân cần mời chúng tôi đến viếng thăm ông bà ở Connecticut. Ông John hiền từ, vui tính, khôi hài luôn đem tiếng cười lại cho tất cả trong những lần đi chung xe mấy ngày qua. Tôi mừng, thấy ông khỏe mạnh không có vẽ vừa mới qua cuộc giải phẫu tim khi tuổi đã cao. Tôi ôm hug ông trong niềm thương mến chân thành. Làm sao biết sẽ còn cơ hội nữa. Lần này tôi cũng không có dịp nói chuyện với cô con gái cưng của ông bà. Hannah Mai đã rời Port Land sớm nhất, để tiếp tục việc làm trong mùa hè. Về lại Houston sau lần đó, tôi tìm mua chiếc nón có in hình lá cờ VNCH gởi tặng ông. Ông không rời chiếc nón kể cả khi nằm ngủ trưa trên chiếc ghế ngã ra sau. Vinh nói ông vô cùng hạnh phúc vì “that girl” vẫn nhớ đến ông.
 
Có mấy tiếng tùy nghi, chàng chở tôi đi Freeport, nơi có tiệm L.L Bean nổi tiếng tọa lạc trên khu đất vô cùng rộng. Tiệm mở cửa 24/24 mỗi ngày, bán đủ thứ quần áo, vật dụng cần thiết trong sinh hoạt gia đình lẫn ngoài trời như chèo thuyền, săn bắn, thể thao. Tôi thích đi trên những con dốc nhỏ quanh co, ngắm nhìn từng cửa tiệm được trang trí bên ngoài bằng những lẳng hoa tươi nhiều màu thật đẹp, cho cảm giác ấm áp, hiền hòa giữa khu phố cổ bình yên. Vinh nói sống ở đây dễ bị trầm cảm lắm vì mùa đông rét mướt, lê thê. Dịp Reunion là những ngày hạnh phúc của Quang vì được vui đùa, phá phách cùng nhóm anh em Đà Nẵng. Sau đó là những ngày buồn, bệnh kéo dài. Bánh Bao nhiều lần nói nó sợ Reunion bởi không cam tâm nhìn đứa em đắm chìm trong trầm cảm.
 
Đêm cuối, cả nhóm order pizza và nước uống để ăn chiều trong phòng họp, trước khi bà Dawn trả lời những câu hỏi xoay quanh việc đi tìm huyết thống ở VN. Amy Hoài nói muốn tìm để biết về tiểu sử bệnh lý trong gia đình. Caitlin Hải Thanh, đứa bé bị bỏ lại trong bệnh viện, được một bác sĩ đặt tên không có họ kèm theo, cho biết chỉ muốn tìm người chăm sóc mình trong mấy tháng ở viện mồ côi trước khi bố mẹ nuôi mang về Mỹ. Quang sẽ tiến hành việc đi tìm nguồn cội. Còn lại Hannah Mai và Vinh, cả hai cùng cho biết sẽ không tìm kiếm cha mẹ ruột. Chúng tôi nói với Vinh. Con đã trưởng thành và có sự chọn lựa riêng mình. Nếu như ngày nào đó con đổi ý muốn đi tìm cha mẹ, chúng tôi luôn hỗ trợ. Tình thương vốn không giới hạn. Khi yêu thương dễ dàng một người không quen biết ở xa, thì chuyện yêu thương, đùm bọc dành cho người thân của con mình đối với chúng tôi là việc nên làm. Ngày vui qua mau, buổi họp cũng đã xong. Theo tiển bà Dawn ra bãi đậu xe trước hotel, tôi không kịp ôm Brandon từ giã vì ba giờ sáng mai cả nhà bà Anne ra phi trường về lại Michigan cho nên họ đã về phòng đi ngủ sớm. Sau khi chụp vài tấm hình, bà Dawn ôm từng người trước lúc lên xe,. Bà không quên cảm ơn thêm lần nữa về chiếc khăn choàng tôi tặng. Sức yếu tuổi cao mà đường về xa quá! Tôi ái ngại nhìn bóng đêm dần xuống trong lúc bà ân cần hẹn năm sau gặp lại. Qua con tôi biết bà đang chống chọi với căn bệnh cancer. Bên trong chiếc xe của bà, nhìn giống như một office lưu động nhỏ. Có đủ lap top, máy in, giấy và dụng cụ văn phòng cần thiết. Bà vẫn tiếp tục trãi dài tình thương, tình người đến nhiều nơi trong việc điều hành ba cơ quan từ thiện trong và ngoài nước Mỹ, hoạt động không ngừng từ mấy chục năm qua.
 
Buổi tối đó Caitlin Hải Thanh ngồi bên tôi hỏi chuyện VN, hỏi tôi sống ra sao sau ngày miền Nam mất vào tay cộng sản. Nghe tôi kể, Hải Thanh và Quang mới biết rõ hơn về quê mẹ VN, nơi chúng được sinh ra. Tôi cảm thấy thật gần, thật thương đứa con gái nhỏ bé, 21 tuổi mà nhìn như 15,16, thật thùy mỵ, thông minh, mang lòng trắc ẩn với tha nhân. Tôi tiếc rằng không có đủ thời gian để kể chuyện VN bây giờ, cho những đứa trẻ như trái chuối vỏ vàng, ruột trắng biết hiểu nhiều hơn đời sống của người dân ở bên kia.
 
Đà Nẵng Gang tan hàng sau 4 ngày êm ả, nhẹ nhàng. Đợi Hải Thanh xong bữa ăn sáng ở hotel, chúng tôi tiển cô bé ra xe về lại Boston. Cứ mỗi lần ôm trong tay từng đứa, tôi mang tâm trạng của người mẹ bịn rịn với con trước lúc rời xa. Lần Reunion này không có bố mẹ Hải Thanh. Cả hai người đều là khoa học gia ngành Hải dương học, đã retire. Riêng Hải Thanh sẽ trở thành bác sĩ thú y. Đêm rồi cô bé nói với mọi người bằng giọng thật buồn. Mẹ con bệnh nặng nhưng bà không muốn cho ai biềt. Con không giấu vì sẽ làm mọi người hụt hẫng, nếu như một ngày gần nghe tin mẹ ra đi. Hải Thanh lên xe đi rồi,Vinh nói với tôi. Con biết là cô sẽ thích, sẽ thương nó khi gặp mặt. Nó nói rất vui khi được có thêm một người mẹ VN nữa là cô. Con đã nói thay cô và bố, một ngày nào bố mẹ nó không còn, thì nó còn một gia đình mở rộng vòng tay đón vào là bố với cô. Đây chính là bố mẹ VN mà tụi nó khát khao. Nếu muốn, đứa nào cũng sẽ được nhận làm con, có phải vậy không cô? Vinh làm như đọc được tâm ý chúng tôi. Có lẽ đó là điều nó hãnh diện, muốn chia với đám anh em điều may mắn được sống cùng cha mẹ Việt.
 
Trưa đó tôi với chàng và mẹ con Vinh check out hotel rồi tới đón Quang tại nơi làm việc để đi ăn ở downtown. Tôi ngạc nhiên khi không thấy các anh em của nó là Orin, Bánh Bao với Katherine. Vinh giải thích, trưa nay là Quang mời riêng nhà mình. Bây giờ nó lớn rồi. Con nhớ lần gặp trước cách đây 10 năm, bố còn phạt con với nó vì hay nghịch phá. Với dáng gầy gầy, thêm mái tóc dài buộc lại phía sau, Quang có dáng dấp của người nghệ sĩ. Chơi đàn, hát, nói thông thạo 4, 5 thứ tiếng nhưng tôi tiếc cho Quang không nói được tiếng Việt. Thật ra trong đám trẻ VN này, chỉ có mình Vinh biết nói và hát nhạc VN. Donna là người mẹ Mỹ yêu tiếng Việt nhưng lũ trẻ hầu như chẳng bận tâm. Ngoài việc tự học để thỉnh thoảng viết thư bằng tiếng Việt gởi cho mẹ của Vinh, Donna còn nấu phở, nấu bún bò, nêm nước mắm cả nhiều món ăn không cần nước mắm. Cách gọi con trong nhà của Donna nghe cũng rất dễ thương: “Quang ơi! Bánh Bao ơi!”.
 
Chia tay nhau bên góc phố, nơi có những con đường dốc đan nhau. Vinh cùng mẹ ra phi trường về N.Carolina. Quang trở lại với việc làm mùa hè để rồi tiếp nối những ngày trầm cảm, buồn phiền. Hai đứa tôi ở lại, có thêm một ngày lang thang thăm viếng vùng New England này. Con đường từ Portland tới Boothbay Harbor thật đẹp, thật nên thơ với nhiều sông hồ hai bên và dốc đồi nối tiếp, quanh co bên rừng cây lá mượt mà cùng hoa cỏ bên đường. Mưa bay lất phất không đủ làm ướt áo khi chúng tôi đi bộ trên khu phố nhỏ quanh bến cảng. Có nhiều hotel xây sát bên mặt nước. Những chiếc tàu nằm sắp lớp trên bến nhỏ chồng chềnh vì có gió nhiều. Đâu đâu cũng nhìn thấy hoa tươi. Hoa treo hoặc trồng trước cửa tiệm, nhà hàng và hoa ở quanh nhà. Ở đây “Đi dăm phút đã về chốn cũ” nên hai đứa mua vé lên tàu đi ra biển. Tôi ngắm không chán những ngôi nhà thật đẹp xây riêng biệt nằm rải rác chung quanh đảo, nhìn từ xa như những lâu đài ẩn hiện chốn bồng lai. Sống ở đó con người như thoát tục, bởi chung quanh chỉ có trời mây và sóng nước bao la. Trên mặt nước, nổi lên những chiếc phao rất nhiều màu, đánh dấu những lồng câu lobter đặt khắp mọi nơi. Anh nhân viên trên tàu kéo từ dưới biển lên một chiếc lồng, trong đó có mấy con lobter đã dính mồi câu. Anh lấy từng con ra đo. Những con cái đang đang sinh sản được cắt đi một góc phần đuôi trước khi trả về với biển. Điều này giúp cho những người nếu bắt được nó sau này dễ dàng nhận diện. Sự ngay thẳng và từ tâm của người Mỹ là điều hết sức bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Họ luôn làm theo lẽ phải dù không ai kiểm soát, không vì lòng tham mà làm việc tổn hại đến ai, kể cả thiên nhiên và loài vật.
Giã từ Portland, vùng đất nên thơ. Hành trang tôi mang về lần này là những ân tình trói buộc vô hình. Vinh nói Brandon bây giờ sẽ nhớ cô hoài. Khi sợ hãi nó gọi tên cô và khi giận dỗi nó nói sang năm nó sẽ đi một mình tới gặp cô, không cần mẹ nó đi theo! Những đứa lớn không giấu che cảm xúc với anh em. Bánh Bao kể cho lũ trẻ nghe về nỗi lạc lỏng gần như bị bỏ rơi suốt bao năm khi dự Reunion DaNang Gang cho đến lúc gặp cô. Những người lớn nói rằng tôi thuộc về Đà Nẵng Gang đã từ lâu, cho nên không thể chỉ góp mặt một lần thôi rồi hết. Chưa chi bà Anne đã nhắn nhũ qua Vinh. Năm sau nếu tôi vắng mặt Brandon sẽ đau khổ không cách gì bù đắp được.
 
Tôi hiểu hơn ai đường tôi chọn để đi. Đại gia đình Đà Nẵng Gang dẫu đi con đường khác nhưng cùng chung điểm đến. Có duyên nên đã gặp nhau, rồi sẽ gặp lại nhau.
Thảo Ly

Comments

Popular posts from this blog

Từng ngày qua đi...

Nỗi buồn vào Hạ

Giá của Tự Do