Posts

Showing posts from 2006

Về đâu, cuối hoàng hôn?

Ngày gió... Trời bỗng dưng nổi gió. Gió từ đâu cuồn cuộn thổi về nghe mơ hồ có tiếng hú gào cuồng nộ không ngừng. Chiếc xe chao nghiêng trên mặt đường khô khốc. Không nhìn thấy tia nắng nào dọi xuống những hàng cây đang oằn mình trong từng cơn gió lốc cuốn xoay. Đường ra nghĩa trang sáng nay có nhiều chiếc lá chưa vàng lả tả lìa cành. Xe vừa ngừng, mẹ quấn nhanh chiếc khăn choàng qua vòng cổ gầy gò, xách túi giấy đựng nhang đèn và trái cây bước vội ra ngoài, rồi như cố sức đi nhanh hơn khả năng có thể, kèm lời dặn con đem hoa mới vào cắm lại hai bình hoa ở mộ ba. Một năm đôi ba lần, hai mẹ con làm mới lại mấy bình hoa, bởi mưa nắng làm phai nhanh màu hoa giả. Có khi em gái vào thấy hoa đã bạc màu, chạy vội về mua hoa mới vào thay. Mẹ ra nghĩa trang nhận ra điểm lạ, khi giây phút ấm lòng cảm động qua rồi cũng là khi mẹ muốn nhiều hơn. Thêm vào hoặc bớt ra một vài màu theo ý mẹ. Cho nên cách hay nhất vẫn là chở mẹ cùng đi, và cũng duy nhất một người cắm hoa ở mộ mà thôi. Mẹ sắp trái cây

Đàn chim nhỏ

Trời mưa. Tiếng sấm chớp ngang trời khiến giật mình thoát ra ngoài cơn mộng mỵ êm đềm. Bầu trời vẫn đắm chìm trong vũng tối qua màn nước nhạt nhòa bao phũ bên ngoài. Ngày sắp sữa bắt đầu, ướt đẫm và ảm đạm trong mưa. Trời chưa trở lạnh lúc vào thu ở nơi đây. Dường như chỉ có gió trở mùa, xô dạt ngày tháng hạ bằng những cơn mưa tiếp nối. Bước ra sân che dù đứng với con, có chút gì xao động khi nhìn những cánh hoa vàng mới hôm qua còn rực rỡ trên cành, khoe hương sắc cho mùa thu thêm ấm áp, giờ tan tác rụng rơi nằm chồng xếp lên nhau dưới gió mưa. Mẹ ơi, đàn chim mỗi sáng kéo nhau bay ngang qua đây, giờ đang ở nơi đâu ? Chim có bị đói không , làm sao kiếm thức ăn vào những ngày mưa giống hôm nay? Chú nhóc con nghịch ngợm, làm mẹ thỉnh thoảng điên đầu vì cô giáo gọi tìm, cũng chính là chú nhỏ thưòng hay có nỗi băn khoăn về sự sống của muôn loài ở quanh mình. Tỉ lệ những lần nghịch phá, thuận theo thời gian của từng buổi tối , ngồi lặng lẽ bên mẹ lắng nghe hơi thở vào ra. Rồi một ngày nào

Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong

Kính lạy thầy, Trước mắt con là di bút Thầy để lại, nét chữ thân quen với màu mực còn đậm nét tinh khôi. Nghiệp đã qua rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong Thầy vừa an nhiên xã bỏ báo thân, dãi mây bạc giờ nương theo gió loãng tan mất dấu. Nẻo sinh tử Thầy thong dong qua lại, như đi trên những dặm đường quen để gieo trồng hạt giống từ bi, giáo hóa, độ sinh. Thân bệnh Thầy mang trong những năm tháng sau này, cho con biết rõ vô thường tất đến. Vậy mà nỗi đau đớn, bàng hoàng vẫn khơi động trong con khi đón nhận tin xa, bởi từ đây con vĩnh viễn mất Thầy trong kiếp sống này. Nơi ngôi chùa xưa mang tên Vạn Đức tại thành phố biển Nha Trang, Thầy- chú bé dường như đã sẵn đủ túc duyên, thế phát xuất gia khi còn để chỏm. Hình ảnh chú điệu mới lên mười với đôi mắt sáng, khuôn mặt thơ ngây như phảng phất vẽ trầm tư của một ngưòi mang chí nguyện nhập thế, nỗ lực tinh tấn tu tập để mai sau phục vụ cho đạo pháp, đem lợi lạc đến quần sanh, đã là nguồn khích lệ vô biên cho con tỏ lòng kính

Tuổi thơ

Những cơn mưa kéo về qua thành phố, làm chợt nhớ mưa Saigon một thuở hẹn hò. Bên này là một người đứng nép dưới hiên mưa. Góc phố che không đủ cho nên tóc ướt và áo ướt. Bên kia nhìn nắng mà trông. Gặp nhau, người bỡ ngỡ chừng như mới gặp lần đầu, người nhìn nắng quái tựa đang trêu đùa, nghịch ngợm. Lùa ngón tay làm lược tách rời những sợi tóc ướt mưa, chợt nghĩ khoảng cách gần quá đổi mà nắng mưa sai biệt, như người đến từ đầu sông gặp kẻ cuối sông. Trời tháng tám ở đây không đếm hết, những buổi sáng có nhiều giải lụa mềm màu xám vắt ngang trời. Nhìn mẹ mở nước tưới cỏ hoa trước sân nhà, đứa con trai nhỏ khẽ nói. Con nghĩ mẹ sẽ tiếc vì mưa đến hôm nay. Mưa không về ở phía bên này. Mưa ào về vội vã trên đường đi đến sở. Những con đường mờ mịt nước khiến đoàn xe nối dài chậm lại chờ nhau. Qua khoảng ngắn chỉ còn lại dấu tích một vài vũng nước, theo nắng ngấm tan mất dấu. Cô bạn dọn về từ thành phố lạnh, chừng như thấm dần mùa hạ đầu tiên ở nơi đây. Thành phố rộng thênh thang mà giống lạ

Hạ xưa

Image
Tôi đẩy cánh cổng khép hờ bước vào khoảnh vườn nhỏ sau nhà em gái. Chiều cuối hè nắng nhạt dần. Mẹ đang cắm cúi tưới giàn bầu còn sót lại những trái muộn. Tôi bước nhẹ tới gần. Lòng xúc động, bồi hồi khi nhìn thấy trên giàn, giữa những chiếc lá màu xanh nổi bật trái bầu đã ngã sang màu vàng úa. Tôi bâng khuâng hỏi. Mẹ định giữ lại làm trái bầu khô có phải không? Mẹ tôi lặng lẽ gật đầu. Ngay lúc đó, trí nhớ tôi như chắp cánh bay về muà hạ cũ. Năm đó, lẫn trong đoàn người chạy loạn, có Ba mẹ, dì dượng tôi và 6 anh em. Tôi, đứa con gái bình thường tròn trịa nhất nhà, đã trở thành gánh nặng cho cha tôi bởi cơn bệnh đến không phải lúc. Tựa đầu lên đôi vai rắn rỏi của cha, tôi nhắm nghiền đôi mắt để cha tôi dìu đi trong khi bom đạn thét gào làm rung chuyển cả bầu trời. Khi đoàn người lết thết chạy tới cửa ngỏ ra vào tỉnh lỵ ở Chà Là, là lúc tôi kiệt sức nằm dài dưới gốc cao su. Cơn sốt đến và cơn khát đến, nhưng không tìm đâu ra một giọt nước. Lúc rời nhà trong lửa khói vây quanh, xác

Mẹ, trái chín trên cây

T ừ sau ngày ba mất, chị em My không còn trở về căn nhà nhỏ đều đặn mỗi tuần. Mẹ rời Võ Đang đi về với đám Nga Mi chợt thường hơn, có lẽ vì nơi chốn yên nghĩ của ba bây giờ là nghĩa trang và chùa ở gần bên phía Nga Mi. Mùa này trước sân nhà mẹ, cây đào, cây lê không còn sai ngập trái trên cành giống thuở nào. Lá vẫn mướt xanh nhưng trái nhìn thưa thớt và teo nhỏ lại. Mấy cây bưởi, cây hồng bên cạnh ngôi chùa , lần lượt theo nhau trụi lá, khô cành ngó thật buồn. Mẹ chắc không vui khi chạnh lòng cảnh cũ người xưa, nên bảo mấy anh My đốn bỏ. Cây rồi cũng theo ba về với đất, một ngày. Ngôi chùa một cột xinh xắn bao năm ôm trọn bóng hình ba, giờ không còn dấu tích vì đã được tháo gỡ vào tháng chạp năm rồi. Mẹ vẫn còn nhiều trói buộc. Đi đến đâu, ở nơi nào cũng băn khoăn, bứt rứt muốn quay về. "Chùa của ba" không ai lo nhang khói, mỗi ngày mấy bận vào ra dâng hưong cúng Phật. Bàn thờ ba sẽ lạnh lẽo một mình với khói lạnh, hương tàn... Đi tới nhà đứa con gái nào cũng có bàn thờ Phật

Mùa Phật Đản

Image
M ẹ cùng ba đứa con gái, thêm cô bạn của My mới sáng sớm đã gọi phone qua lại nhắc nhau. Năm nay cả mấy mẹ con đi dự lễ Phật Đản ở chùa Pháp Luân, nhân tiện tiếp sức cho trại Hè Phật tử sẽ tổ chức tại chùa vào tháng tới. Thuở chùa Pháp Luân còn ngụ dưới Downtown, thuở mà bốn đứa con gái chưa đứa nào sang sông hết, ba mẹ và mấy chị em My vẫn thường tới chùa này. Lễ cưới của một đứa con gái trong nhà cũng tổ chức tại chùa. Điều còn giữ lại là câu chuyện khó tin nhưng có thật. Hôm đó, Hoà Thượng và cả Thầy trụ trì đều đi xa. Vị Thầy làm lễ cưới là Thầy ở Beaumont về. Lúc Thầy bảo các con trao cặp nhẫn cho Thầy, cả cô dâu chú rễ cùng nhìn nhau ngơ ngác! Thôi rồi! Chẳng biết người được giao cất giữ, giờ ở nơi mô mà quên mất nhiệm vụ quá lớn lao? Mẹ tháo vội chiếc nhẫn đang đeo. Cùng lúc đứa em rễ cũng nhanh tay đưa cho Thầy chiếc nhẫn của mình. Về nhà mẹ trách nhẹ nhàng. Lễ cưới mà nó không ngơ như chuyện của ai. Đứa con gái cười. Con biết dư là ở dưới mái chùa thì đâu có điều gì được coi l

Tháng Tư, về đâu?

Image
Chúng tôi quen nhau vào một ngày đáng nhớ- ngày 30 tháng Tư của năm rồi. Câu đầu tiên Trish hỏi tôi cũng là một câu hỏi khó quên. Tối nay cô có đi dự đêm tưởng niệm 30 tháng Tư ở đại lộ Bellaire? Có chút gì thảng thốt, bàng hoàng bởi câu hỏi được nghe từ người đàn bà bản xứ, có khuôn mặt phúc hậu kèm tia nhìn ấm áp, diụ dàng. Rồi không để cho tôi phải ngạc nhiên lâu, Trish ân cần giải thích vì đâu cô biết nhiều về những sinh hoạt của người Việt trong thành phố. Trish nói với tôi, thời trung học cô đã có sự quan tâm đặc biệt về cuộc chiến Việt Nam. Sau khi ra trường luật đi làm, điều cô thường trăn trở vẫn là chuyện nhân quyền ở bên nhà. Thật khó mà giải thích, giống như cô có nhân duyên nào đó với con người và đất nước Việt Nam. Thêm nữa, ngay trong thành phố cô được sinh ra, ngày càng có nhiều cư dân Việt. Những khu thương mại sầm uất, giăng giăng bảng hiệu Việt. Những con đường có tên các vị anh hùng lịch sử Việt Nam ở Downtown, bên cạnh nhiều đóng góp tương trợ đáng kể trong từ

Thuyền ngược bến không

Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không ( Thơ Viên Linh- Thủy mộ quan) Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó, lúc nào đó, bao giờ cũng hấp dẫn như chuyện cổ tích. Mà hình như đó lại là những chuyện mà tuổi con nít của tôi được nghe nhiều hơn là chuyện cổ tích. Trong gia đình tôi, thỉnh thoảng thấy vắng đi một người lớn. Rồi lại nghe những câu chuyện thì thầm. Mấy chú, mấy anh lớn, đã từng ẳm bồng tôi, bỗng chốc họ trở thành nhân vật trong truyện cổ tích. Cách mà người lớn kể chuyện, lại làm cho không khí của chuyện cổ tích ấy càng trở thành huyền bí. Cho đến khi lai rai đọc được tiếng nước ngoài, chuyện kể về chiến tranh bỗng thành hoài niệm; hay chỉ hình như là hoài niệm thôi, vì đấy là quá khứ mà mình không thấy, không nghe. Có điều, hoài niệm ấy không làm sao mờ đi được. Vì nó đã trộn lẫn quá khứ với hiện tại. Quá khứ ấy, khi chợt biết, nó đã có quá nh

Hội ngộ tháng Ba

Image
Gần cuối tháng ba, xứ mặt trời bên kia mùa hạ trời bỗng dưng trở lạnh, tựa như "người ngỡ đã đi xa nhưng người bỗng lại về...".Buổi chiều nắng tắt vội vàng, gió thổi tung mái tóc cho bờ vai thêm lạnh. Hai bàn tay quanh năm chẳng ấm, giờ như không còn cảm giác. Tôi vừa vén tóc vừa cố giữ tầm nhìn thật rõ, trước khi băng qua con đường nhỏ đến chỗ đâu xe. Buổi sáng trong nắng ấm, là một góc mùa xuân nơi con phố nhỏ êm đềm với những luống hoa nhiều màu mới được trồng khoe đủ sắc màu. Buổi chiều khi mây trắng giăng đều, bầu trời ẩm ướt nhạt mờ, ánh đèn hiu hắt dọi xuống từ quán trà xanh đầu con phố, ngỡ mùa đông còn hiện diện nơi đây. Những ngôi trường trong thành phố tuần tự cho đám trẻ nghỉ đầu xuân. Đứa hớn hở mừng vui cùng bố mẹ với những chuyến đi chơi vài ngày đâu đó xa thành phố; đứa cảm nghe có chút não nề, quanh cuộc sống tẻ nhạt ngày mỗi ngày vẫn đều đều như nhau dù xuân, dù hạ hay đông... Riêng tôi, có một chút hạnh phúc vào ngày chủ nhật, không thức dậy vội vàng vào gi