Posts

Showing posts from May, 2016

Từng ngày qua đi...

Image
  Không biết bao lâu rồi, thú vui ra vườn ngắm nhìn từng chiếc lá, nụ hoa đã bị bỏ quên. Chỗ ngồi trước hiên bên cụm hoa vàng; trên chiếc ghế sau vườn cạnh bụi hoa màu tím và cả chỗ nằm nghe chim hót, ngắm chiều tà không còn nữa. Dường như tất cả bắt đầu thay đổi, từ khi cá chết, dân miền Trung thêm khốn khó, lầm than. Từ khi lo lắng bồn chồn theo những bước chân rầm rập xuống đường. Từ khi nhìn cảnh máu đổ, người đánh đập người tàn bạo hơn bao giờ, chỉ vì c âu hỏi hết sức bình thường: Vì sao cá chế?. Từ khi nghe tin những người con gái Việt Nam ở bên này đã lên đường, trở về đất mẹ mồi đốm lửa cho ánh sáng tự do bùng cháy. Rồi các em mất tích...Nancy Nguyễn bị bắt từ Saigon đã trở về. Còn Mã Tiểu Linh vẫn chưa có tin em. Niềm vui vừa nhen nhúm đã lụi tàn. Hàng vạn bước chân xuống đường ở Saigon, Hà nội, miền trung, có lẽ nào như đứa bé mới tập đi. Loạng choạng ngã xuống rồi không đứng dậy. Chút ánh sáng dân chủ vừa le lói, chợt tắt theo những bàn chân lui vào b

Sinh nhật Dì

Image
Hôm nay là ngày sinh nhật lần thứ 81 của dì- người em gái duy nhất của mẹ còn sót lại và là người có khuôn mặt giống mẹ nhiều. Ông bà ngoại có sáu người con, bốn gái hai trai. Nghe mẹ kể bà ngoại là người xinh đẹp, đảm đang, đã tận tụy với nhà chồng cho đến lúc lìa đời. Bà ngoại làm nhiều thứ bánh cho mẹ đem đi bán. Ngoại nhọc nhằn, mẹ cũng nhọc nhằn. Đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, mẹ rời nhà khi trời chưa rạng sáng bên nhiều nỗi sợ vây quanh. Người thiếu nữ đẹp mặn mà thuở ấy, sợ bóng tối, sợ ma, sợ cả người khi một mình rão bước trên đường làng lúc trở về, vì có nhiều trai làng đi theo trêu ghẹo, cho dẫu họ không ngần ngại mua hết bánh trong những ngày mẹ bán ế trở về. Khi bán hết hàng, niềm vui của mẹ không bao giờ trọn vẹn, bởi số tiền lời chỉ đủ cho bữa ăn vô cùng đạm bạc. Mẹ lết thết rời phiên chợ làng với những giọt nước mắt nuốt vào trong khi nghĩ đến bà ngoại bệnh quanh năm bởi lao lực, lao tâm, chưa bao giờ được nếm những món ăn đủ đầy dinh dưỡng. Mẹ đi lấy

Chiều chiều...

Image
“Chiều chiều ra đứng ngỏ sau  Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều” Trời mưa. Mưa chiều thứ bảy, mưa qua chiều chủ nhật. Giữa những cơn mưa có chút nắng về. Giữa những bụi hoa khoe màu rực rỡ có nhiều cỏ dại. Buồn không muốn làm gì, bởi “ruột đau chín chiều” không phải từ buổi chiều nay. Nó bắt đầu bần thần, lo lắng rồi đau quặn thắt từ lúc nhìn cảnh máu đổ, người đánh đập người ở quê nhà. Khổ nhục, lầm than, bơ vơ và quá nhỏ nhoi. Những người con gái bỏ quên thời thiếu nữ, những người mẹ trẻ bỏ quên nỗi sợ hằng đeo đẵng, dường như có từ lúc chào đời để xuống đường. Chỉ xuống đường đi những bước thảnh thơi, để nói lên nguyện vọng chân thành trước thảm họa dồn con người vào chỗ khốn cùng, sắp sữa không còn đất sống. Họ có tội gì đâu mà đón nhận đòn thù, từ những người đàn ông mang tâm địa của loài ác thú đang say máu, được nuôi sống bằng đồng tiền mồ hôi, nước mắt của dân lành. Không phải một lần góp mặt bị đòn thù tra tấn rồi thôi, họ đã có tên trong danh sách của tù

Nhớ Mẹ

Image
Hơn sáu năm kể từ Mẹ mất, nỗi bơ vơ vẫn còn nguyên. Đã sáu lần Mother Day tôi nhận đi làm ngày chủ nhật. Đi để được nhìn, được chia nỗi hạnh phúc của mẹ và con gái. Để thấy hình ảnh những người con trai mặt rạng rỡ niềm vui khi ghé mua tặng Mẹ món quà, để Mẹ được chăm sóc, nâng niu bởi nhiều người với nhiều service khác nhau. Mỗi lần ra vườn sau hái trái, cắt rau tôi nhớ Mẹ tôi hơn bao giờ. Ngày đón Mẹ về nhà, tôi trồng thêm rau và một ít hoa cốt để mẹ vui. Những ngày không nắng nóng nhiều tôi dắt Mẹ ra sân, ngồi trên chiếc ghế đặt dưới tàn cây quýt trong khi tôi tưới cây quanh khu vườn nhỏ. Khi các anh em tới thăm, những đứa cháu hái quýt bóc vỏ ăn tại chỗ. Mẹ vui nhiều khi nhìn đám trẻ hồn nhiên. Bây giờ vườn nhà hoa trái nhiều hơn nhưng Mẹ không còn để cùng ngắm với tôi. Cây ổi Mẹ ương cho tôi từ hột đã chết trong một năm có nhiều ngày lạnh ở đây. Năm nay tôi có cây ổi người bạn từ New Orlean mang tặng mới ra hoa. Nhìn đâu tôi cũng thấy Mẹ tôi. Sau vườn bây giờ có hai

Cám ơn Anh

Image
Tháng Tư vừa qua đi, để lại nhiều trăn trở như khi đến. Dấu mốc thời gian thuộc về quá khứ vốn chỉ là con số trên tờ lịch cũ, nếu như nó không để lại hậu quả khôn lường của bức tử, khổ nhục, đọa đày, chia cách đớn đau... đồng hành với nỗi oan khiên của người bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người trong một đất nước nhỏ bé, mang tên gọi Việt Nam. Ngày 30 tháng Tư sau 41 năm, anh làm gì? Chị làm gì? Em đã làm gì khi nghĩ đến thảm họa dân mình đang gánh chịu? Từ quê nhà, hàng ngàn người đã đồng loạt xuống đường. Những tấm lòng bao lâu khép cửa vì sợ hãi, vì vị kỷ đã bung ra trước viễn ảnh nước mất, nhà tan vì bạo quyền khanh tay ngồi nhìn hàng vạn người đang lâm vào cảnh khốn cùng. “Rước voi về dầy mã tổ” là những gì mà kẻ thống trị đã và không ngừng tiếp tục làm, mặc cho những lời oán than của dân mình thấu tận trời xanh suốt 41 năm qua.  Dậy mà đi! Phải đợi 41 năm mới nhìn thấy được hình ảnh hào hùng của của tộc Việt Nam. Từ Hà Nội, từ Saigon dân tôi đã đồng loạt xuống đ