Posts

Showing posts from 2016

Mừng sinh nhật năm thứ ba- Mạng Lưới Blogger Việt Nam

Image
Tôi chưa bao giờ nghĩ có một ngày, bàn tay mình đưa ra nắm lấy những bàn tay từ bên kia bờ Thái Bình Dương. Tôi muốn nắm hết những bàn tay nhỏ nhoi mà mạnh mẽ. Sức yếu mà vững chãi, gan lì, dám ngẫng cao đầu đạp lên gai góc mà đi   Trong tâm tình của một người thất lạc quê nhà, dõi mắt nhìn về chốn cũ để thấy nỗi buồn xa xứ nhỏ dần. Nỗi đau xót thất vọng thì dường như lớn mãi. Giữa những hỗn độn, bất công, vô cảm và bạo lực, những tiếng kêu gào, than van đẫm trong máu và nước mắt....mà sao người chung quanh vẫn mãi làm ngơ? Rồi một ngày tôi tình cờ đọc một vài bài viết, của những người con gái bỏ quên tuổi thanh xuân, dẫu sức yếu thế cô vẫn hiên ngang đứng thẳng, thay cho đám đông sợ hãi, u mê. Họ dám nói lên tiếng nói của một con người, biết rõ mình đang sống trong một thể chế mà nhân quyền chưa bao giờ được thực thi. Những cái tên xa lạ như blogger Điếu Cày, Mẹ Nấm, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hoàng Vi... tình cờ nghe được trên radio bên này, rồi trở thành quen. Nhất là

Dấu xưa

Image
Sau hơn ba mươi phút chao lượn trên bầu trời mưa gió không ngừng, cuối cùng máy bay hạ cánh bình yên. Mấy trăm hành khách bày tỏ niềm vui bằng một loạt tiếng vỗ tay chúc mừng nguy hiểm đã qua. Vừa bước ra tới nơi dành cho khách ngồi đợi chuyến bay, không khỏi giật mình khi đứa con trai lên tiếng gọi cùng lúc bước tới hug mừng. Hỏi sao con được vào đây? Thằng bé cười tủm tỉm. Con đưa ID của Delta, hỏi xin nhân viên Southwest Airline vào đây đón bố mẹ vì cả hai không biết...nói tiếng Anh! Thật đỡ khổ cho hai kẻ sắp già, bên thằng con lém lỉnh và nhanh trí. Lần này không phải thuê xe, hai đứa thong dong bước theo con ra bãi đậu xe sau khi chờ lấy xong hành lý.   Rời phi trường Raleigh trong cơn mưa chiều nặng hạt. Cũng may bão đã xoay hướng khác, xoá tan nỗi lo giờ cuối chương trình thay đổi. Thêm đoạn đường dài hai tiếng lái xe về thành phố nhỏ Winston Salem, nơi có bản doanh của hiệu thuốc lá mà tôi biết từ thời những người lính Mỹ đến VN. Đứa con trai mở nhạc. Thằng bé rời

Khu vườn mùa Thu

Image
  Không nhìn thấy màu vàng của lá. Trời trở lạnh vào những buổi chiều cho đến sớm mai. Nàng Thu ở đây bước khẽ, nhẹ êm làm đôi lúc tưởng như quên mùa thu đang đến. Trên giàn bầu có vài chiếc lá úa vàng. Từ hạ qua thu, được các chị cung cấp thật nhiều bầu bí, mướp hương nên đã không buồn khi giàn bầu hiếm muộn chỉ cho hai trái. Có kỷ niệm thật đẹp, thật trân quý với trái bầu khô trong thời binh lửa, nên chủ nhân để dành một trái trên giàn. Trời trở lạnh, nắng yếu dần. Chẳng biết bầu có khô nỗi hay không. Hay tất cả chỉ là hoài niệm, chất trong nỗi nhớ về một thời đã thật xa rồi. "Bầu ơi thương lấy mướp cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" Khu vườn hẹp. "Ông làm vườn" dẫu siêng năng cũng chỉ cưa gỗ, đóng đinh làm ra ba giàn cho những dây leo. Cũng vì thế mà có ba anh mướp cuối mùa chung sống với cô bầu. Ba trái mướp cũng được để dành không hái. Chủ nhân của nó muốn quay trở lại, một thời rửa chén bằng xơ mướp ngày nào.

Biển

Image
Hôm nay, sáng sớm mà không phải sớm vì đồng hồ lui lại một giờ. Hai đứa uống cà phê xong, mang túi xách ra xe. Hơn nửa năm rồi buồn với biển, đau với cá, với người. Buồn đau chưa nguôi bớt lại thêm nước lũ. Thấy mình bất lực và vô vọng. Tình thương vẫn đong đầy trong trái tim không ngừng buốt nhói từng ngày khi hướng về chốn quê nhà. Nhưng đôi bàn tay này nhỏ quá. Dẫu xẻ áo, chia cơm nỗi khốn khó lầm than vẫn còn nguyên. Ngôi nhà cha ông để lại giờ hư mục. Có đắp vá cách nào cũng chỉ hoài công. Những người bất hạnh đang nương náu trong ngôi nhà mục ruỗng, sẽ chết dần mòn vì dòi bọ tràn lan ở bên trong. Chúng đục khoét bất cứ chỗ nào có thể, miễn gia đình, giòng họ no đầy, trứoc lúc dẫn nhau đi qua miền đất hứa. Còn bên ngoài nước uống, cá tôm, thực phẩm... là những tên sát thủ lặng thầm đang hoạt động đêm ngày. Người sáng mắt biết phải làm gì để chấm dứt cảnh sống trong địa ngục trần gian. Kẻ mù lòa vẫn lăn lộn trong bóng tối chờ mong phép lạ. Những người chị, người anh

Ngài Neten Rinpoche

Image
Tại Ấn Độ có đến 16 bậc giác ngộ và giòng Neten Rinpoche bắt đầu từ ngài Lam Tren Ten, (tiếng Phạn là ChudaPantaka, tiếng Việt là Chu Lợi bàn Đà Dà), là bậc giác ngộ thứ 11. Ngài đã tái sanh nhiều lần ở Ấn Độ và Tây Tạng dưới dạng Bồ Tát Mahasiddha. Sau đó ngài được gọi là Neten Ronpoche Tulku Tenzin Gelek và lãnh chức vụ viện trưởng tu viện Jungpa ở Tây Tạng. Tu viện này được ngài Neten Rinpoche đời thứ nhất xây cất. Ngài Neten Rinpoche hiện thời, ra đời một năm sau khi vị Lạt Ma Neten Rinpoche Ngawang Lobsang Kunga đời thứ 8 viên tịch. Năm 1986, đức Dalai Lama đã tìm ra được Neten Rinpoche, chính thức công nhận ngài là vị Lạt Ma tái sinh đời thứ 9 và giao trọng trách quan trọng của một viện trưởng để tiếp tục bảo tồn tu viện Jungpa. Trước khi được công nhận là vị Lạt Ma đời thứ 9, ngài đã là một học giả nổi tiếng của đại học Phật học Seramey. Sau khi hoàn tất học vị Geshe Lharampa (Tiến sĩ Phật học), Neten Rinpoche tiếp tục nghiên cứu và học thêm Phật pháp tại tu viện Mật tông

Hoa trái nơi này

Image
Sáng nay, hai chị em tôi nói chuyện qua phone. Đang mùa hè mà em bị cúm hành. Hỏi thăm bệnh dẫu biết rõ chu kỳ của cúm, một khi đã ghé thăm rồi là phải ở lại đủ ngày dù không ai muốn tiếp. Chuyện bệnh của em tạo ảnh hưởng dây chuyền. “Hai đứa giận nhau” rồi chị! Khu vườn nhỏ vừa đủ để hờn anh, giận em năm này qua tháng khác mà kẻ “chủ mưu” là... hoa trái trong vườn. -Em bệnh không thăm vườn hai ngày. Sáng nay ra nhìn mà muốn xĩu luôn! -Sao? Có phải cây mãng cầu dai có hơn 20 trái của em bị nạn? -Nó rụng nhiều, chỉ còn 10 trái đang độ lớn. Nhưng không phải nó làm em mệt! Thì ra em tôi muốn xĩu vì tên “hàng xóm chung giường” bày biện kiểu thiên la địa võng. Học được kinh nghiệm thu gọn lại, thứ nào không cần thì dẹp bớt, cũng là nhìn lại tính tham của mình có ít hay nhiều. Phải hao tốn thời gian, tiền bạc và công sức hơi nhiều em mới ngộ ra. Đứa em than, mới hai ngày vắng mặt mà phe kia thừa thắng xông lên. Chỉ mình em ăn nên mấy thứ rau thơm đã thu gọn lại bấy lâ

Một ngày với Trang Lê

Image
Thứ Ba, -Chị ơi! Ba má nuôi em vừa tới nhà thăm nên em không xuống Houston. -Không sao! Em vui với gia đình, hẹn dịp khác mình sẽ gặp. Thứ Tư, -Chị ơi, Bây giờ em trên đường xuống Houston. Sẽ gọi cho chị biết chỗ để chị em mình gặp. Nơi Trang ở là thủ phủ của tiểu bang Texas. Austin, thành phố thơ mộng, êm đềm với những dốc đồi. Dường như hơi thiếu vắng những tiệm Việt Nam bán thức ăn ngon. Tuần rồi, khi post lên FB câu hỏi ở Houston nơi nào có thức ăn ngon, Trang Lê nhận không biết bao nhiêu câu trả lời quá đổi nhiệt tình, kể cả lời mời “Bà ngoại xì tin” đi ăn tối, ăn trưa. Tôi có lẽ “chậm tay” hơn anh Hoàng, nên được hẹn gặp Trang ở nhà hàng Tân Tân lúc hơn hai giờ. Tuy chưa gặp bao giờ, vừa bước vào bên trong tôi đã nhận ra em đang ngồi chung với ba mẹ nuôi, con gái nhỏ Pha Lê cùng bạn cháu và hai người đàn ông nữa. Khi Trang giới thiệu, nhìn Khoa, tôi thấy quen quen. Khuôn mặt hiền, cách nói chuyện cũng hiền. Thì ra Khoa là “người tình hụt” của Trang 17 năm v

Tình Cha

Image
Sau ngày cha mất, lũ con chợt khám phá ra tình mẹ dành cho cha quá đậm. Như cây cổ thụ xum xuê một ngày bật gốc, để lại người nép bóng phận đời chới với. Mẹ từng ngày đưa tay quơ tìm giữa khoảng không còn lại. "Má bầy trẻ" và "ba thằng Đường" là cách xưng hô hằng ngày của hai người mà đàn con mười đứa vẫn   nghe. Có lần giữa bữa ăn, em gái út tinh nghịch hỏi. Hồi mới gặp, ba má gọi nhau bằng gì? Có bao giờ anh em với nhau không? Rồi khi mới cưới, chưa có con để trở thành má bầy trẻ hay ba thằng Đường, thì gọi bằng gì? Anh em tôi bật cười, và câu hỏi vẫn còn là nỗi thắc mắc - ít ra với em tôi. Mẹ tôi giải thích, mà như không giải thích được gì. Chưa cưới về đã bao giờ gặp nhau đâu mà nói chuyện, xưng hô. Bé út la lên. Trời ơi! Không ai bạo gan như Má, dám lấy người chỉ nhìn loáng thoáng đôi lần. Không nói chuyện, không biết người ta ra sao mà gởi phận trao duyên. Mẹ cười, thì phước ai nấy hưởng, vậy thôi. Có gặp, có hiểu, có tìm thì cũng lầm cũng lẫn như

Từng ngày qua đi...

Image
  Không biết bao lâu rồi, thú vui ra vườn ngắm nhìn từng chiếc lá, nụ hoa đã bị bỏ quên. Chỗ ngồi trước hiên bên cụm hoa vàng; trên chiếc ghế sau vườn cạnh bụi hoa màu tím và cả chỗ nằm nghe chim hót, ngắm chiều tà không còn nữa. Dường như tất cả bắt đầu thay đổi, từ khi cá chết, dân miền Trung thêm khốn khó, lầm than. Từ khi lo lắng bồn chồn theo những bước chân rầm rập xuống đường. Từ khi nhìn cảnh máu đổ, người đánh đập người tàn bạo hơn bao giờ, chỉ vì c âu hỏi hết sức bình thường: Vì sao cá chế?. Từ khi nghe tin những người con gái Việt Nam ở bên này đã lên đường, trở về đất mẹ mồi đốm lửa cho ánh sáng tự do bùng cháy. Rồi các em mất tích...Nancy Nguyễn bị bắt từ Saigon đã trở về. Còn Mã Tiểu Linh vẫn chưa có tin em. Niềm vui vừa nhen nhúm đã lụi tàn. Hàng vạn bước chân xuống đường ở Saigon, Hà nội, miền trung, có lẽ nào như đứa bé mới tập đi. Loạng choạng ngã xuống rồi không đứng dậy. Chút ánh sáng dân chủ vừa le lói, chợt tắt theo những bàn chân lui vào b

Sinh nhật Dì

Image
Hôm nay là ngày sinh nhật lần thứ 81 của dì- người em gái duy nhất của mẹ còn sót lại và là người có khuôn mặt giống mẹ nhiều. Ông bà ngoại có sáu người con, bốn gái hai trai. Nghe mẹ kể bà ngoại là người xinh đẹp, đảm đang, đã tận tụy với nhà chồng cho đến lúc lìa đời. Bà ngoại làm nhiều thứ bánh cho mẹ đem đi bán. Ngoại nhọc nhằn, mẹ cũng nhọc nhằn. Đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, mẹ rời nhà khi trời chưa rạng sáng bên nhiều nỗi sợ vây quanh. Người thiếu nữ đẹp mặn mà thuở ấy, sợ bóng tối, sợ ma, sợ cả người khi một mình rão bước trên đường làng lúc trở về, vì có nhiều trai làng đi theo trêu ghẹo, cho dẫu họ không ngần ngại mua hết bánh trong những ngày mẹ bán ế trở về. Khi bán hết hàng, niềm vui của mẹ không bao giờ trọn vẹn, bởi số tiền lời chỉ đủ cho bữa ăn vô cùng đạm bạc. Mẹ lết thết rời phiên chợ làng với những giọt nước mắt nuốt vào trong khi nghĩ đến bà ngoại bệnh quanh năm bởi lao lực, lao tâm, chưa bao giờ được nếm những món ăn đủ đầy dinh dưỡng. Mẹ đi lấy